Y pháp bất y nhân là tác phẩm tập hợp những bài viết của TT. Thích Hạnh Bình, gồm nhiều chủ đề khác nhau, được viết không cùng thời gian và nhiều lý do khác nhau, nhằm mục đích cung cấp cho người học Phật một số kiến thức cơ bản về Phật học, cả tư tưởng Phật giáo Nguyên thủy lẫn Đại thừa. Qua đó, tác giả cũng gởi theo một vài suy tư và trăn trở mang tính cá nhân, trong vấn đề chung mà bất cứ một người con Phật nào cũng ước mơ và trăn trở. Làm thế nào để đem Phật pháp đến cho con người và xã hội, nhất là xã hội ngày nay, một xã hội đa văn hóa, hội nhập và cạnh tranh, với những con người sống trong đó, về mặt nhận thức cũng được nâng cao cả về kiến thức chung cũng như chuyên ngành. Ngay cả chuyên ngành Phật học cũng không phải là ngành độc quyền của giới tu sĩ.

Nếu chúng ta vươn tầm nhìn ra thế giới bên ngoài, hầu như tác giả của những công trình nghiên cứu có giá trị, phần lớn đều là những người tại gia cư sĩ, đôi khi họ cũng không phải là người Phật tử, hết lòng hoằng dương Phật pháp, đưa Phật pháp đến nhà trường, đến giới tri thức, còn chúng ta nhân danh là con Phật, trưởng tử Như Lai nhưng công việc này, cho đến nay vẫn chưa được chú ý, vẫn chưa xem nó như là đòn bẩy để thúc đẩy sự phát triển của đạo Phật, đưa đạo Phật vào cuộc sống, ngay cả phát triển mặt tâm linh là sự tu tập. Có người cho rằng, càng học càng làm chướng ngại cho sự tu tập, nhưng với tôi lại không nghĩ như thế. Ngược lại càng hiểu rõ ràng Phật pháp thì việc tu tập càng tốt hơn, có hiệu quả hơn. Tôi vẫn tin lời Phật dạy: “Đến với ta là đến đ thấy và biết, không phải để tin” trong “Kinh Trung Bộ” là hợp lý, vì nói đến tu tập là nói đến việc sửa sai; nói đến sửa sai là nói đến tu tập, không những chỉ biết việc sai mà còn phải thấy việc đúng thì mới có thể nói sửa sai, tức là tu tập, nếu không biết và không thấy thì làm sao mà sửa sai? Như vậy, càng rõ ràng lời phật dạy càng giúp ta thấy rõ việc sai của mình càng thấy rõ việc sai càng muốn sửa sai.

Hy vọng rằng, tác phẩm này giúp cho người học Phật thêm một nguồn tư liệu mới, thêm một ý kiến khác để cho việc tìm hiểu Phật pháp của độc giả rộng đường suy tư hơn.

 

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

  • AI THẤY PHÁP. NGƯỜI ẤY THẤY PHẬT; AI THẤY PHẬT, NGƯỜI ẤY THẤY PHÁP
  • BÁT CHÁNH ĐẠO LỐI SỐNG MANG LẠI HANH PHÚC
  1. Chánh kiến
  2. Chánh tư duy
  3. Chánh ngữ
  4. Chánh nghiệp
  5. Chánh mạng
  6. Chánh tinh tấn
  7. Chánh niệm
  8. Chánh định
  • BỔN PHẬN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI XUẤT GIA
  1. Dẫn luận
  2. Bổn phận và trách nhiệm của người xuất gia
  3. Kết luận
  •  SÁU BA LA MẬT
  1. Nguồn gốc và ý nghĩa từ Ba la mật (Paramita)
  2. Ý nghĩa sáu Ba la mật
  • MỐI QUAN HỆ GIỮA THẦY VÀ TRÒ TRONG ĐẠO PHẬT
  1. Mục đích giáo dục của đạo Phật
  2. Y pháp bất y nhân
  3. Lấy Phật pháp làm cơ sở cho mối quan hệ thầy và trò
  4. Lời kết
  • AN TRÚ TRONG HIỆN TẠI
  1. Tư liệu
  2. Nội dung và ý nghĩa của bài kệ
  3. Lời kết
  • VẤN ĐỀ ĂN CHAY TRONG ĐẠO PHẬT
  1. Ý nghĩa ăn chay trong Phật giáo
  2. Quan điểm ăn chay theo Phật giáo nguyên thủy
  3. Quan điểm ăn chay theo Phật giáo Đại thừa ở Trung Quốc
  4. Lời kết
  • NỀN TẢNG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC THEO ĐẠO PHẬT
  1. Tinh thần xây dựng đời sống lành mạnh có đạo đức cho người xuất gia
  2. Tinh thần xây dựng đời sống lành mạnh, có đạo đức cho người tại gia.
  • VU LAN NGÀY BÁO HIẾU CHA MẸ

Phụ lục: Tài sản lớn nhất của mẹ

 

<

vinhquang

Share
Published by
vinhquang

Bài mới đăng

Hoa Tàn Trong Sương _SKY

Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…

1 năm ago

Tiếng vọng

Tiếng vọngTóm tắt:Giải mã hiện thực tâm lý và sự thật cuộc sốngTiếng vọng là…

1 năm ago

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…

1 năm ago

Ghi Chép Pháp Y – Khi Tử Thi Biết Nói ( az)

Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…

1 năm ago

Lẽ Sống – Yes To Life In Spite Of Everything _FN

Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…

1 năm ago