Vượt Thoát Vô Minh -Sự Trải Nghiệm Sáu Trạng Thái Trung Hữu
Khái niệm “ trung hữu” (còn được gọi là trung ấm hay thân trung ấm) trong Mật giáo thường được hiểu là khoảng không – thời gian nằm giữa tử và sinh.
Trong tác phẩm này, Chogyam Trungpa mở rộng khái niệm trung hữu từ quan điểm của đạo sư Ấn Độ Liên Hoa Sinh. Tử Thư Tây Tạng cho rằng khái niệm trung hữu chỉ liên quan đến ảo giác của thế gian muôn màu và những ám ảnh của nó. Nhưng Chogyam Trungpa cho rằng nó liên quan đến tính liên tục của trạng thái tâm – thể. Chừng nào thể xác và tâm hồn vẫn còn dính líu đến cuộc sống thì nó vẫn còn mang lại đau khổ và hoan lạc.
Trung hữu (bardo) là trạng thái trung gian giữa hai đối cực, như giữa hoan lạc cực độ và đau khổ tột cùng. Khi trải nghiệm hoan lạc cực độ, nó hầu như sẽ mang lại đau khổ, mời gọi đau khổ. Sáu cảnh giới của thế gian mà ta lâm vào và cố thoát ra chính là những cảnh giới của cuộc đời này chứ không phải là những cảnh giới bên kia cái chết. Và các trải nghiệm trung hữu luôn liên kết mật thiết với sáu cảnh giới của thế gian.
Có thể xem cuốn sách này như một tài liệu hướng dẫn thiết thực về tâm lý học Phật giáo. Nó dựa trên sự đan xen vào nhau của hai khái niệm cốt lõi: cách giới và bardo.
<
Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…
65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…
Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…
Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…
Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…