Đỗ Long Vân, có thể xem là “minh chủ” của phê bình văn học cấu trúc luận ở miền Nam thời ấy. Chỉ có điều, vị minh chủ cô đơn ấy, một mình một phái, song không vì thế mà phê bình cấu trúc ở miền Nam mất tiếng nói. Đỗ Long Vân tài hoa và uyên bác, với một văn thể uyển chuyển, mạnh, nhanh như đao Đồ Long vẫn khiến quần hùng văn bút phải kính nể. Đọc trở lại Đỗ Long Vân, chỉ qua hai công trình: Nguồn nước ẩn của Hồ Xuân Hương và Vô Kỵ giữa chúng ta hay là hiện tượng Kim Dung, chúng tôi sẽ lần giở ngược trở lại vào cấu trúc phê bình văn học, như chính là phê bình cấu trúc luận của Đỗ Long Vân. Hy vọng, qua đấy, tái diễn giải nhằm giới thiệu thêm/lại bậc cao thủ Đỗ Long Vân, người xuất hiện sớm nhất, mở ra phê bình văn học cấu trúc/cơ cấu luận tại Việt Nam.
…
Vô Kỵ giữa chúng ta hay là hiện tượng Kim Dung, ngay vào đầu, Đỗ Long Vân đã tung ra một nhận định quan trọng, thể hiện viễn kiến phê bình của ông khi cho rằng, nền văn học miền Nam khoảng mười năm đầu, đáng kể nhất là phong trào võ hiệp. Một tia nhìn táo bạo về địa vị tiểu thuyết võ hiệp. Cái điều mà, phải mất vài chục năm sau, giới nghiên cứu văn học nói chung mới nhận trở lại ý nghĩa tiểu thuyết võ hiệp trong đời sống văn học nước nhà. Tiểu thuyết võ hiệp, với vô số tác phẩm, trong đấy, Kim Dung nổi bật lên trong tư cách võ lâm minh chủ của sự viết. Đọc Kim Dung, Đỗ Long Vân bằng chưởng cấu trúc luận đã xuyên qua cái phức tạp, đập tan cái đồ sộ, đa sắc màu của tiểu thuyết, vét hết lớp sóng chữ trùng điệp sang một bên để nhìn thấy cái lõi nền dựng nên tiểu thuyết võ hiệp, cả cổ điển lẫn lối mới, đó là võ học. Cấu trúc của tiểu thuyết võ hiệp chính là võ học.
…
Cái nhìn cấu trúc luận về tiểu thuyết võ hiệp là võ học, cấp cho Đỗ Long Vân một đôi mắt phê bình riêng, để từ đấy, bằng một lối độc đáo, nhìn ra chân tướng nghệ thuật, hay sát hơn, cách tân nghệ thuật của Kim Dung. Nếu trong truyện võ hiệp cổ điển, chỉ cần sở hữu một môn võ tuyệt kỹ thì có thể dễ dàng chế ngự anh hào giang hồ, thì võ hiệp Kim Dung không đơn giản thế. Võ học trong Kim Dung không phải là tuyệt đối. Môn võ nào cũng tiềm ẩn những yếu điểm của nó. Võ học, vì thế, không là tất cả. Võ học còn lệ thuộc tình thế sử dụng võ học. Đấy là chất nền gây bất ngờ trong truyện Kim Dung, và là bí mật nghệ thuật mà Kim Dung hấp dẫn người đọc. Lăng ba vi bộ có thể giúp chàng thư sinh Đoàn Dự khuất phục ác nhân, võ nghệ đầy mình Nam hải ngạc thần, nhưng Lăng Ba vi bộ nếu gặp một trận thế hỗn loạn, toàn những kẻ võ công loàng xoàng, đánh không ra chiêu, ra thức thì Lăng ba vi bộ trở nên vô dụng. Hoặc khác, cũng chàng Đoàn Dự, Lục mạch thần kiếm vô địch thiên hạ được triển khai một cách phập phù lúc có lúc không khiến độc giả luôn thót tim mỗi khi Đoàn Dự lâm trận. Tính bất toàn của võ học trong truyện kể Kim Dung đã trở nên yếu tố khớp trục, xoay trái, lật phải, ẩy lên, hạ xuống chuyển vận liên tục để tình tiết truyện kể luôn luôn vận hành, đồng thời biết rẽ ngoặt đúng lúc làm câu truyện không thể đoán định. Một câu truyện tưởng đã sa lầy, cùng khốn, lập tức được cứu vãn khi một môn võ, bí kíp khác lạ đột ngột xuất hiện. Võ học luôn đóng vai trò đòn bẩy, bôi trơn, tạo lực cho cả một tòa cấu trúc truyện kể đi lên phía trước.
<
Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…
Tiếng vọngTóm tắt:Giải mã hiện thực tâm lý và sự thật cuộc sốngTiếng vọng là…
65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…
Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…
Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…
Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…