Home » Sách lịch sử » Việt Nam Qua Tuần San INDOCHINE 1941-1944

Việt Nam Qua Tuần San INDOCHINE 1941-1944

5.00 out of 5 based on 2 customer ratings
(2 customer reviews)

199.000đ 119.400đ


Việt Nam qua tuần san Indochine 1941-1944 là cuốn sách do Lưu Đình Tuân tuyển chọn và dịch lại những bài viết quan…

Tới nơi bán
Công ty phát hành Omega Plus
Lưu Đình Tuân
Ngày xuất bản 09-2019
Kích thước 16 x 24 cm
Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Thế Giới
Loại bìa Bìa mềm
Số trang 376
SKU 9816422760528

Giới thiệu sách Việt Nam Qua Tuần San INDOCHINE 1941-1944

Việt Nam qua tuần san Indochine 1941-1944 là cuốn sách do Lưu Đình Tuân tuyển chọn và dịch lại những bài viết quan trọng về Việt Nam từ năm 1941 đến 1944 của tuần báo minh họa Indochine viết bằng tiếng Pháp, thuộc Hội Alexandre de Rhodes, số đầu tiên ra ngày 12-9-1940.
Indochine với ưu thế gồm những tên tuổi lớn người Pháp và người Đông Dương lúc đó, có nhiều người là thành viên Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp đã đưa lên mặt báo mọi vấn đề, chính trị cũng như nghệ thuật, kinh tế cũng như văn chương. Vậy nên Indochine là một tờ báo đa diện và đa dạng, do đó đáp ứng được nhiều tầng lớp độc giả, hàn lâm cũng như bình dân thời bấy giờ.
Thêm nữa, những người Pháp viết cho Indochine là những người sống muộn hơn và lâu hơn ở Đông Dương vào lúc văn hóa Pháp-Nam đã giao thoa với nhau nhiều hơn. Họ Đông Dương hơn, tự nhận mình là người Đông Dương (Indochinois), người Bắc kỳ (Tonkinois) …, thậm chí có người, như nhà khảo cổ Henri Parmentier, nhận Đông Dương là tổ quốc thứ hai của mình.
Với người đọc hiện đại, Indochine là một sự tham khảo hữu ích về vấn đề hình thức và làm nội dung cho một tờ báo; bên cạnh đó, tờ báo còn có giá trị tham khảo, lưu lại những bài viết trong một quá khứ vừa mới diễn ra mà nhiều người còn cảm nhận được trước khi thành nhạt nhòa, tranh cãi.
Dịch giả Lưu Đình Tuân chia sẻ: “Indochine là một bộ máy mà nhiều báo, thậm chí ngay hiện nay, phải mơ ước! Sau này, có thể thấy phong cách Indochine trong các báo ảnh Việt Nam, Trung Quốc, Liên Xô và nhiều nước khác nữa, nhưng không một tờ nào chúng tôi biết có thể sánh được với Indochine về hàm lượng tri thức và phổ đề tài, cũng như kỳ hạn ở cấp tuần.”
Vì những lý do trên, Indochine xứng đáng được dịch Pháp-Việt và giới thiệu đến độc giả Việt Nam ngày nay.
Sách gồm 47 bài viết được chọn lọc lại và sắp xếp theo bố cục thời gian; với nhiều đề tài đa dạng khác nhau được dư luận xã hội Việt Nam quan tâm từ khoa học kỹ thuật, giáo dục, lịch sử, nền mỹ thuật, văn hóa, tập tục, công trình kiến trúc, vấn đề quy hoạch đô thị (Đà Lạt, Hà Nội, Sài Gòn…),
Nhiều tác giả có bài viết được chọn trong cuốn sách này là những học giả, chuyên gia: G. Coedès, L. Malleret, Henri Parmentier, Louis Bezacier, Jean-Yves Claeys… Ngoài ra còn có Trần Văn Giáp, bà Trịnh Thục Oanh (hiệu trưởng trường École Brieux, nay là trường THCS Thanh Quan, Hà Nội)…
+TRÍCH ĐOẠN HAY:
“[…] Nằm ở vị trí tuyệt vời, có khí hậu trong lành và ôn hòa, được hai đường bộ và một đường sắt chạy tới, liệu Đà Lạt có trở thành một trung tâm hành chính không? Đó là điều bí ẩn của Chúa. Nhưng nếu điều đó xảy ra thì thật tai hại. Chuyện từng xảy ra trước tiên với Hà Nội. Hà Nội đã mất nhiều, tới đây Đà Lạt sẽ chật ních, ngổn ngang công trường xây dựng, xe hơi và người đông đúc, Đà Lạt sẽ mang dáng dấp của thành phố, sẽ mất đi điểm mạnh, mất đi chức năng ban đầu của nó: thành phố nghỉ dưỡng.
Khi bác sĩ Yersin tìm ra Đà Lạt vào cuối thế kỷ trước [XIX], khi những đoàn khảo sát tiên phong xây dựng những ngôi nhà gỗ đầu tiên ở Đà Lạt, tất cả đều có một ý tưởng chính xác, đúng và hợp lý: chọn một chỗ tốt nhất để xây dựng một khu điều dưỡng. Tôi có cảm tưởng là với việc xa dần mục tiêu ban đầu, người ta bị lạc đường.”
P. Munier, tháng 3 năm 1941
“Vì thế các thành phố như Huế, Luang Prabang, Phnom Penh phải bảo tồn các tính cách An Nam, Lào, Cao Mên của chúng. Sự có mặt của chúng ta không được làm mất tính độc đáo của chúng mà phải phát triển những sự độc đáo đó. Các khu phố, các công trình theo kiểu phương Tây dành cho chính quyền bảo hộ, các công trình thương mại của người châu u phải hoặc kín đáo, hoặc biệt lập. Giải pháp cho Huế rất tuyệt vời. Tuy nhiên, chiếc cầu sắt nối hai thành phố là một sai lầm về mặt mỹ học.
Ngược với các thành phố cổ, các thành phố mới sẽ chủ yếu dành cho người châu u hoặc cho các hoạt động mang tính cách châu u. Các điểm nghỉ mát trên cao hoặc các điểm tắm biển do chúng ta tạo ra thuộc loại hình này. Vì thế, ở Đà Lạt, nơi có khí hậu như Pháp, người ta chỉ có thể xây dựng một thành phố kiểu Pháp. Kết quả là tại đây loại hình kiến trúc vay mượn kiểu dáng địa phương sẽ được thay thế.
Hải Phòng, thành phố thương mại mang tính cách Pháp, cũng sẽ phải có tính cách nổi bật hơn trừ khu phố Tàu. Vatchay phải là một cảng châu u điển hình, có các cao ốc vừa to lớn vừa lịch sự, với các khu nhà ở nhè nhẹ pha ngoại.
Trong một xứ có hai hoặc nhiều chủng tộc chung sống không thể có một thành phố trộn đều. Sự có mặt đồng thời của các thành phần dân cư khác nhau, với lối sống và thu nhập khác nhau một cách sâu sắc, được thể hiện rất rõ trong đường nét của thành phố. Không chỉ trong vấn đề ở, riêng cách kiến trúc và kiểu dáng chống đối nhau cũng đủ làm cho việc thống nhất rất khó khăn. Vẫn chưa hết, sự vội vã trong việc tạo ra các thành phố và khu phố kiểu châu u, sự thiếu định hướng và thiếu thẩm mỹ trong xây dựng thường đưa tới sự lộn xộn của các khu nhà vừa tủn mủn vừa xấu.

* Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, ..

<

Mua sách Việt Nam Qua Tuần San INDOCHINE 1941-1944 giá rẻ?

TIKI Mua ngay 119.400đ
SHOPEE Xem giá

Đánh giá sách Việt Nam Qua Tuần San INDOCHINE 1941-1944, dowload sách Việt Nam Qua Tuần San INDOCHINE 1941-1944, Đọc sách Việt Nam Qua Tuần San INDOCHINE 1941-1944 online, Download Ebook Việt Nam Qua Tuần San INDOCHINE 1941-1944 free, Việt Nam Qua Tuần San INDOCHINE 1941-1944 pdf doc prc, Xem sách Việt Nam Qua Tuần San INDOCHINE 1941-1944 online,Tải sách Việt Nam Qua Tuần San INDOCHINE 1941-1944, review sách Việt Nam Qua Tuần San INDOCHINE 1941-1944