Categories: Sách văn học

Văn Học Trung Đại Việt Nam Nhìn Từ Hai Loại Hình Tác Giả Nhà Nho Hành Đạo Và Nhà Nho Ẩn Dật

Văn học trung đại Việt Nam nhìn từ hai loại hình tác giả: nhà nho hành đạo và nhà nho ẩn dật là tập hợp 30 bài báo, báo cáo khoa học của chúng tôi đã được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành, trong các kỷ yếu hội thảo khoa học thời gian từ năm 2001 đến nay. Từ những bài đầu tiên đến những bài gần đây nhất đều đã được chúng tôi tiếp cận chủ yếu từ lí thuyết cũng như phương pháp loại hình học văn học (literature typology), một lí thuyết vốn khởi xướng ở Liên Xô (cũ) bởi các nhà nghiên cứu văn học rất nổi tiếng như N.I. Konrad, V.Ja. Propp, M.B. Khrapchenko, B.L. R Lí thuyết cũng như phương pháp tiếp cận văn học từ loại hình học, mặc dù còn có những điểm chưa hoàn toàn thuyết phục, song khi nó được vận dụng một cách linh hoạt và kết hợp với lí thuyết, phương pháp hệ thống cũng như lí thuyết và phương pháp của văn học so sánh thì chúng đã phát huy được hiệu quả tốt trong quá trình tiếp cận và luận giải nhiều hiện tượng văn học tương đồng trong các nền văn học cổ trung đại khu vực Đông Á nói chung, văn học Việt Nam cổ trung đại nói riêng. Tại thời điểm cuốn sách này đến tay bạn đọc, chúng tôi vẫn muốn nhấn mạnh về sự không cũ của loại hình học văn học là vì lẽ như thế. Tìm đến những đồng dạng của các loại hình lịch sử – xã hội, tư tưởng – văn hóa, các kiểu con người tác giả đến kiểu sáng tá của văn chương tác giả nhà nho, trong khoa nghiên cứu văn học cổ trung đại Việt Nam cần phải nhắc đến sự gợi ý ban đầu của GS, Trương Tửu Nguyễn Bách Khoa và sau đó là hai tên tuổi xuất sắc nhất: Cố GS.Trần Đình Hượu và GS.TS. Trần Ngọc Vương. Mặc dù không trực tiếp song những bài viết của chúng tôi đã chịu sự ảnh hưởng từ những nghiên cứu lí thuyết trước đó của họ.
Tác giả nhà nho có thể hiểu một cách đơn giản nhất là những tác giả văn học vốn xuất thân là những người chịu ảnh hưởng chính từ hệ tư tưởng Nho giáo trong việc lựa chọn con đường nhập thế – hành đạo; họ có sáng tác văn chương thể hiện tư tưởng của học thuyết này trên các lĩnh vực chính trị, xã hội cũng như nhân sinh nói Trong số họ, có những người thành công trong hoạn lộ, làm đến những chức vị lớn trong | bộ máy chính trị đương thời, có những người ít thành công hơn và lại cũng có những người vĩnh viễn không có cơ hội được hiện thực hóa mơ ước để cống hiến cho triều đại, chính thể, đất nước đương thời. Những nhà nho thành công sẽ là những người hành đạo đầy hăm hở, nhiệt thành; những nhà nho ít thành công có thể sẽ là những người hành đạo, cũng có thể là những người ẩn dật; những nhà nho không bao giờ thành công thì hẳn là con đường trở thành ẩn sĩ của họ cũng nhanh chóng hơn so với những nhà nho khác, tùy từng thời điểm hay tình huống cũng như hoàn cảnh của mỗi cá nhân nhất định. Có những nhà nho hành đạo rất điển hình (như Lê Thánh Tông, Nguyễn Đăng Đạo, Ninh Tốn, Ngô Thì Nhậm, Đoàn Nguyễn Tuấn, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Thông, Nguyễn Quang Bí); lại có những nhà nho ẩn dật rất điển hình (như Nguyễn Húc, Nguyễn Dữ, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Hữu Trác, Chu Doãn Trí, Nguyễn Huy Vinh, Nguyễn Khuyế); và cũng lại có những nhà nho mà tư cách nào ở họ cũng sáng chói (Nguyễn Trãi là một trường hợp điển hình). Có những nhà nho mà cảm hứng tư tưởng về cái lẽ hành đạo ở họ rất mãnh liệt, sôi sục; lại có những nhà nho cảm hứng về cái nhàn tản đầy thích thảng, cuồng phòng, cũng có những nhà nho mà mọi ưu tư ở họ mờ nhò Tất cả đã được thể hiện và kí thác hết sức cảm động qua thơ văn họ để lại cho đời sau.
Trong hình dung như vậy, mọi phân định với tham vọng “rạch ròi hóa” các loại hình tác giả nhà nho sẽ không bao giờ là một đáp số ưng ý đối với nhà nghiên cứu bởi chính thực tiễn phức tạp của đối tượng. Dẫu thế, những bài viết của chúng tôi đã cố gắng tổng quan, khái quát hóa nhằm chỉ ra những điểm chung nhất của từng loại hình tác giả nhà nho hành đạo và tác giả nhà nho ẩn dật trong lịch sử văn học trung đại Việt Nam (chúng tôi tạm thời không nhắc đến loại hình tác giả nhà nho tài tử ở đây, bạn đọc quan tâm có thể tìm đến công trình “Loại hình học tác giả văn học: Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam” của GS. TS. Trần Ngọc Vương). Để tránh sự khiên cưỡng, cực đoan trong tiếp cận, hầu hết các luận giải của chúng tôi về hai loại hình tác giả nhà nho trong cuốn sách đều có tính mở, mang tính đối thoại, ít nhất là để việc đặt họ ở tư cách hành đạo hay ẩn dật, hay là ở cả hai tư cách ấy đều có thể chấp nhận được. Sự “thỏa thuận” này trong tư duy tiếp cận, hẳn sẽ có ích để khiến bạn đọc chia sẻ hơn với những bài viết của chúng tôi.
Trong lần in này, về cơ bản chúng tôi hầu như giữ nguyên văn các bài viết như đã công bố trước đây. Trong một số trường hợp thật cần thiết, chúng tôi có công bố văn bản gốc mà do yêu cầu của tạp chí đăng tải lúc đó đã phải cắt ngắn, cũng có khi chỉ là chỉnh sửa lại cách trình bày hay diễn đạt để cho nội dung sáng rõ hơn, tiện cho sự theo dõi của bạn đọc.
Cuốn sách được chúng tôi chia làm hai phần: Phần 1: Loại hình tác giả nhà nho hành đạo; Phần 2: Loại hình tác giả nhà nho ẩn dật.
Logic của cả hai phần đều đi từ những vấn đề chung nhất về loại hình tác giả nhà nho hành đạo, loại hình tác giả nhà nho ẩn dật đến các bài phác họa chân dung tác giả văn học, tiếp cận tác phẩm văn học thể hiện tư tưởng hành đạo hay tư tưởng ẩn dật theo hướng loại hình; cũng có khi là luận bàn trao đổi, hiểu thêm, hiểu lại các vấn đề liên quan đến nội dung và nghệ thuật trong những tác phẩm văn chương mà nhiều vấn đề nằm trong nội dung Chương trình giảng dạy Ngữ văn ở phổ thông và đại học trước đây cũng như hiện nay. Những bài viết ở mỗi phần đều từ khái quát đến cụ thể và được sắp xếp theo chiều lịch đại của sự xuất hiện tác giả và tác phẩm trong lịch sử văn học dân tộc. Với ý nghĩa như thế, chúng tôi hi vọng một số vấn đề được đặt ra trong cuốn sách này có ý nghĩa thời sự nhất định đối với anh chị em làm công tác nghiên cứu cũng như giảng dạy Ngữ văn ở nhà trường hiện nay.
Trên gập ghềnh muôn nẻo đường nghiên cứu và giảng dạy Ngữ văn, nghiên cứu và giảng dạy văn học trung đại, văn học nhà nho, những nỗ lực của chúng tôi thời gian qua mới chỉ là bước đầu, hết sức nhỏ bé, khiêm tốn. Mặc dù đã rất cố gắng song chắc chắn nghiên cứu của chúng tôi không tránh khỏi những hạn chế nhất định, rất mong nhận được sự chỉ giáo của quý vị để chúng tôi tiếp tục hoàn thiện trong những lần xuất bản sau.
Xin chân thành cảm ơn Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để cuốn sách được đến tay bạn đọc trong thời gian sớm nhất.

Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …

vinhquang

Share
Published by
vinhquang

Bài mới đăng

Hoa Tàn Trong Sương _SKY

Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…

11 tháng ago

Tiếng vọng

Tiếng vọngTóm tắt:Giải mã hiện thực tâm lý và sự thật cuộc sốngTiếng vọng là…

11 tháng ago

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…

11 tháng ago

Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm – Tặng kèm Card khung cửa hồi ức – The Promised Neverland – Light Novel – IPM

Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…

11 tháng ago

Ghi Chép Pháp Y – Khi Tử Thi Biết Nói ( az)

Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…

11 tháng ago

Lẽ Sống – Yes To Life In Spite Of Everything _FN

Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…

11 tháng ago