Văn Hoá Dân Gian “Kẻ Bưởi” – Vũ Kiêm Ninh
Câu ca dao từ thuở còn ngồi trên ghế nhà trường vẫn lay động trong tôi cho tới tận bây giờ. Kẻ Bưởi, Yên Thái, Trích Sài, những địa danh thuộc vùng đất cổ nằm ở phía Tây Bắc Thủ đô Hà Nội đã dẫn dắt tôi về nơi đây để tìm lại dư âm của nhịp chày giã giấy, tiếng lách cách của khung cửi dệt vào một ngày chớm thu Hà Nội.
Ngày ấ
Vùng Bưởi xưa có nhiều làng nghề, trong đó có hai nghề thủ công nổi tiếng là dệt lĩnh (làng Bái Ân, Trích Sài) và làm giấy dó (làng Hồ Khẩu, Yên Thái). Không biết nghề làm giấy dó ở vùng này xuất hiện tự bao giờ, nhưng khi nó xuất hiện ở Yên Thái thì phát triển mạnh mẽ. Âm thanh của tiếng chày giã vỏ cây cứ đêm đêm vang lên sôi động cả vùng nước hồ mênh mông đã trở thành nét đặc trưng của kinh kỳ, đi vào ca dao thành một điểm đặc trưng cho các làng nghề ở đất Thăng Long – Hà Nội cho tới tận những năm 60 của thế kỷ 20.
Những người già trong làng ở độ tuổi trên dưới 90 trong làng vẫn nhớ như in rằng “Tổng Bưởi chỉ im lặng được từ lúc chập choạng tối, khi người dân tranh thủ ăn cơm chiều và tranh thủ chợp mắt, canh hai đã lục tục trở dậy, trong làng lại vang nhịp thình thịch của tiếng chày giã giấy xen lẫn tiếng gọi nhau í ới trong các lò giấy. Những ngày phiên chợ mồng bốn, mồng chín hằng tháng, cả làng ra bán giấy tại chợ Cầu, kẻ bán người mua chen chúc, tấp nập. Cả làng trắng xóa giấy phơi”.
Ông Nguyễn Hoàng Sâm, 84 tuổi, Chủ tịch Hội Người cao tuổi phường Bưởi nhớ lại: “Cái nghề làm ra thứ để ghi chép tinh hoa văn hiến vậy mà vất vả lắm. Sản xuất giấy cần nhiều nước sạch để ngâm, đãi, nấu dó. Bột dó phải nấu qua lửa mới thành giấy. Trước kia, lò nấu dó đắp bên sông Tô Lịch, miệng lò đặt chiếc vạc, vỏ dó được đun cách thủy. Khi vỏ dó chín, vớt ra và đem ngâm vôi. Sau đó bóc hết lần vỏ đen bỏ đi, phần vỏ dó còn lại có mầu trắng muốt, được đem giã nhuyễn bằng cối lớn, chày tay.
Mẹ tôi kể lại rằng, con gái làng Bưởi khi xưa ra ngoài đường không dám mặc áo cộc tay, do khi sàng giấy, các cô phải tì hai tay vào thành bể để sàng, xây xát lâu ngày thành chai, thành sẹo. Trai làng Bưởi ra đường người ta biết ngay bởi dáng đi của anh nào cũng vẹo một bên do gánh nguyên vật liệu làm giấy. Bởi thế mới có câu ca dao:
Giã nay rồi lại giã mai
Ðôi chân tê mỏi, dó ơi vì mà
Xeo đêm rồi lại xeo ngày
Ðôi tay tê buốt vì mày giấy ơi !
Vất vả là thế nhưng thế hệ của chúng tôi mỗi khi nghe lũ trẻ học bài có câu ca dao “nhịp chày Yên Thái” vẫn không khỏi ngậm ngùi. Dẫu rằng, nghề cũ không còn phù hợp với đời sống hiện đại.
Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng)…..
Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…
65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…
Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…
Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…
Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…