1.Tác giả
Marcus Aurelius (121-180): Hoàng đế La Mã từ 161 đến 180, là người cuối cùng trong NĂM VỊ VUA HIỀN của Đế quốc La Mã. Ông thật sự là một “triết gia” – một ông vua hiền triết, hay “thánh đế” như phương Đông thường gọi. Cuốn Suy tưởng của ông được coi là một trong những tác phẩm triết học vĩ đại nhất, là nguồn quan trọng giúp thế giới hiện đại hiểu triết học Khắc Kỉ thời Cổ đại.
2. Trích lời giới thiệu
Nghe nói Marcus Aurelius thích trích dẫn câu nói trên của Plato, và những ai đã từng viết về ông khó cưỡng lại vận nó vào bản thân Marcus. Và tất nhiên, nếu là đi tìm ông vua-triết gia của Plato bằng xương bằng thịt thì chúng ta cũng khó tìm được ai tốt hơn Marcus, người cai trị Đế quốc La Mã gần hai thập niên, và là tác giả cuốn Meditation (Suy tưởng) bất hủ. Thế nhưng danh hiệu này chắc chắn bản thân Marcus sẽ bác bỏ. Ông không bao giờ nghĩ mình là một triết gia. Ông chỉ tự nhận là một học trò cần mẫn và người thực hành chưa hoàn hảo của một triết thuyết do những người khác lập ra. Còn về ngôi vua, nó đến một cách gần như tình cờ. Khi Marcus Annius Verus sinh ra, năm 121 CN, những người có mặt đã tiên đoán một sự nghiệp sáng chói trong Viện Nguyên lão của bộ máy cầm quyền. Họ không thể nào đoán được số phận đã dành cho ông ngôi hoàng đế, và trong trí tưởng tượng của họ không thể nào có cảnh tượng người kị sĩ đồng cô độc giơ tay vẫy chào chúng ta từ trên đỉnh đồi Capitol La Mã qua hai nghìn năm[1].
Marcus sinh ra trong một gia đình hết sức danh giá. Năm ông ra đời cũng là năm ông nội ông giữ chức Chấp chính quan nhiệm kì thứ hai, chức vụ cao nhất về lí thuyết ở La Mã, mặc dù lúc đó tầm quan trọng của chức vụ này chỉ có tính nghi thức. Và ông nội ông đã nuôi dạy ông, vì cha ông mất khi ông còn rất nhỏ. Trong Suy tưởng, Marcus nói về tính cách của cha mình theo những gì ông nhớ được hoặc nghe người khác kể lại, những hiểu biết của ông về người cha chắc là từ những câu chuyện được nghe kể hơn là từ trí nhớ của chính ông. Về những gì còn lại trong thời thơ ấu và niên thiếu của ông, chúng ta biết nhiều hơn trong Suy tưởng một chút. Tiểu sử của ông trong cái gọi là Historia Augusta (một tác phẩm lạ lùng và không đáng tin cậy vào cuối thế kỉ thứ 4, có lẽ dựa trên một loạt tiểu sử bị thất lạc do nhà viết tiểu sử thế kỉ thứ 3 Marius Maximus biên soạn) kể với chúng ta rằng ông là một cậu bé nghiêm túc, thích đấu quyền, vật, chạy và nuôi chim ưng, rằng ông đá cầu giỏi và thích săn bắn. Những thú vui như thế chẳng có gì là lạ ở một thanh niên thuộc tầng lớp thượng lư
3. Điểm nhấn
Mọi sự vật đẹp đẽ, chúng đẹp và đủ tự bản thân chúng. Khen ngợi là từ bên ngoài. Đối tượng của lời khen vẫn nguyên như cũ: không tốt hơn không xấu hơn. Tôi nghĩ điều này cũng đúng cho ngay cả những vật “đẹp” trong đời thường – những đồ vật, những tác phẩm nghệ thuật.
Những cái thật sự đẹp có cần thêm gì không? Cũng như những gì thật sự là công bằng, sự thật, lòng tốt, khiêm nhường, không cần thêm gì. Bằng cách khen ngợi, chúng có tốt thêm lên không? Hay là bị hủy hoại bởi sự khinh bỉ? Một viên ngọc có bị xấu đi không, nếu không ai chiêm ngưỡng nó? Hay vàng, hay ngà, hay áo tía? Những đàn lia, những con dao, những đóa hoa, những bụi cây?
(Trích Quyển 4, Suy tưởng, Marcus Aurelius, Tiết Hùng Thái dịch, Nhà xuất bản Tri thức 2018)
[1] Bức tượng đồng tạc Marcus Aurelius cưỡi ngựa là một trong những tác phẩm hiếm hoi từ thời Cổ đại còn đến ngày nay.
* Tất cả chú thích trong sách là của Gregory Hays, trừ những ghi chú có thêm [DG] là của Dịch giả.
Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …
Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…
65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…
Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…
Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…
Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…