Categories: Sách kinh tế

Tự do kinh tế – Đòn bẩy phát triển Việt Nam

1.Tác giả

Trần Lê Anh sinh năm 1976 tại Đà Nẵng, sang Mỹ định cư cùng gia đình vào năm 1994, hiện đang sống tại thành phố Boston, thuộc bang Massachusetts. 

Lấy bằng cử nhân kinh tế (tốt nghiệp loại tối ưu – summa cum laude) và thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) tại Đại học Massachusetts Boston (Umass Boston).

Lấy bằng tiến sĩ (Ph.D.) thuộc ngành Luật, Chính sách, và Xã hội (chuyên về luật và kinh tế, chính sách thương mại quốc tế) tại Đại học Northeastern (Northeastern University) năm 2004. Bắt đầu giảng dạy đại học từ đó đến nay.

Hiện giảng dạy các môn kinh tế và quản trị tại Đại học Lasell, và cũng là Giám đốc điều hành chương trình Vietnam Shoulder to Shoulder của trường này, đưa sinh viên đi thực tế tại Việt Nam hằng năm (đặc biệt là tại Làng Trẻ em SOS Đà Nẵng). Từng giảng dạy tại Đại học Fisher và Đại học Massachuetts, Boston.  

2. Tác phẩm

Cuốn sách này là tập hợp những bài viết và trả lời phỏng vấn của Giáo sư Trần Lê Anh đăng rải rác trên các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước về các vấn đề kinh tế, phát triển, và hội nhập quốc tế của Việt Nam trong khoảng thời gian mười năm qua.

Mười năm qua, cũng là thời gian mà nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều thách thức sau một giai đoạn bứt phá khi nước ta kí Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kì và gia nhập WTO. Bên cạnh những thành tựu nhất định (chẳng hạn như việc giảm mạnh tỉ lệ đói nghèo, phát triển kinh tế tư nhân, thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng giao thương với các nước và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao), quá trình phát triển của Việt Nam cũng đã bộc lộ nhiều bất cập.

Những nhược điểm trong quá trình phát triển của Việt Nam đòi hỏi Nhà nước phải có những chính sách cấp bách và thiết thực để đưa Việt Nam đi đúng trên con đường phát triển bền vững. Những chính sách này phải được thực hiện một cách minh bạch, vì lợi ích chung của toàn dân, và thúc đẩy tự do kinh tế để khai phóng sức dân.

 

3. Mục lục

Lời nhà xuất bản 

Lời giới thiệu 

Lời tác giả 

Phần I

Nền tảng cho phát triển

Đòn bẩy tự do kinh tế 

Đi tìm mục tiêu kinh tế cho Việt Nam 

Đi tìm một vài giá trị nền tảng cho chính sách 

Luật và phát triển 

Ba trở lực kiềm chế Việt Nam phát triển 

Việt Nam cần mô hình mới

Bất bình đẳng và bất ổn 

Một “nền kinh tế nhân ái” cho Việt Nam 

 

Phần II

Từ vĩ mô đến vi mô: Một vài khó khăn điển hình

Việt Nam không dễ kiềm chế lạm phát

Từ các điểm yếu cố hữu của nhập siêu đến khó khăn tỉ giá 

Kinh tế Việt Nam saucác đánh giá của quốc tế mới đây 

Việt Nam nên làm gì sau khibị Fitch đánh tụt hạng? 

Chiến lược cho hàng Việt Nam 

Giải pháp cho giá sữa 

Tham khảo nước láng giềng: những “góc khuất” của kinh tế Trung Quốc 

Đối đầu kinh tế Mĩ-Trung:Triệt hạ đối thủ hay công bằng thương mại? 

Phần III

Hội nhập kinh tế toàn cầu

Cơ hội giao thương Việt-Mĩ thời Tổng thống Trump 

Thép nhôm và chính trị thương mại Mĩ

Tận dụng chất xúc tác từ hội nhập để phát triển 

Việt Nam trong bối cảnh kinh tế Đông Á 

Việt Nam cảm nhận mặt trái của thương mại tự do 

Bối cảnh thương mại quốc tế và định hướng cho Việt Nam 

Đường hướng chính sách thương mại Mĩ

Khoảng cách giữa tinh thần của luật chống bán phá giá của Mĩ và sự thực thi

Nên sử dụng công cụ chống bán phá giá 

Đẩy mạnh giao thương Việt-Mĩ để phát triển 

Hiệp định TPP:Một cơ hội cho Việt Nam 

Phần IV

Vài nét chấm phá trong quan hệ quốc tế

Quan hệ Việt-Mĩ thời Chính quyền Trump 

Tư thế của Việt Nam trong quan hệ với Hoa Kì và Trung Quốc 

Quan hệ Việt-Mĩ ấm dần 

Cách tiếp cận của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông 

Biển Đông: Vấn đề địa chính trị giữa Việt Nam và Trung Quốc 

Đóng góp của Nhật trong quá trình phát triển của Việt Nam 

Việt Nam muốn cân bằng quan hệ kinh tế với Hoa Kì, Trung Quốc 

Quan hệ Việt-Mĩ 15 năm qua 

Việt Nam có bạn cạnh tranh mới

 

4) Điểm nhấn

Trong thế giới ngày nay, không ai phủ nhận tầm quan trọng về vai trò của nhà nước. Can thiệp hay không can thiệp đều phải là một lựa chọn có chủ đích. Một nhà nước vì dân thì phải biết giới hạn quyền lực và tạo điều kiện để người dân có thể tự do phát huy hết khả năng của mình.

(Đòn bẩy tự do kinh tế)

Hơn bao giờ hết, Việt Nam đang ở thời điểm cần cân nhắc lại chiến lược phát triển đất nước. Phát triển kinh tế cần phải làm mục tiêu nền tảng cho chính sách thay vì những chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế đơn thuần.

(Đi tìm mục tiêu kinh tế cho Việt Nam)

Và tất nhiên khi lợi ích kinh tế Mĩ ở Việt Nam càng cao thì mối quan tâm của Mĩ đối với Việt Nam càng lớn. Trước những thử thách trong khu vực, đặc biệt là vùng Biển Đông, Việt Nam cần một đối tác đáng tin cậy có mong muốn Việt Nam được thịnh vượng và vẹn toàn trong công cuộc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình.

(Cơ hội giao thương Việt-Mĩ thời Tổng thống Trump)

<

vinhquang

Share
Published by
vinhquang

Bài mới đăng

Hoa Tàn Trong Sương _SKY

Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…

12 tháng ago

Tiếng vọng

Tiếng vọngTóm tắt:Giải mã hiện thực tâm lý và sự thật cuộc sốngTiếng vọng là…

12 tháng ago

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…

12 tháng ago

Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm – Tặng kèm Card khung cửa hồi ức – The Promised Neverland – Light Novel – IPM

Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…

12 tháng ago

Ghi Chép Pháp Y – Khi Tử Thi Biết Nói ( az)

Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…

12 tháng ago

Lẽ Sống – Yes To Life In Spite Of Everything _FN

Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…

12 tháng ago