Cuốn Từ điển tiếng Việt (dành cho học sinh) được biên soạn nhằm phục vụ rộng rãi nhu cầu giảng dạy, học tập và trau dồi tiếng Việt cho đối tượng chính là học sinh, giáo viên và các bậc phụ huynh. Từ điển được biên soạn theo tinh thần chuẩn hóa và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
A. CẤU TRÚC VĨ MÔ
1. Quyển từ điển thu thập khoảng 30.000 mục từ, bao gồm:
2. Cách thể hiện mục từ
3. Trật tự các mục từ
4. Chính tả
B. CẤU TRÚC VI MÔ
1. Cấu tạo mục từ
a. Chú thích về từ loại.
b. Chú thích về phong cách, phạm vi sử dụng, sắc thái tu từ.
c. Lời giải nghĩa.
2. Cuốn từ điển chú thích 8 từ loại theo hệ thống phân loại trong quyển Ngữ pháp tiếng Việt (Ủy ban Khoa học Xã hội, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1983, tái bản năm 2000) như sau: d. danh từ đg. động từ t. tính từ đ. đại từ p. phụ từ l. liên từ gi. giới từ th. thán từ Trong trường hợp có sự lưỡng lự giữa hai khả năng quy từ loại thì chú thích cả hai khả năng theo kiểu “đg hay t”.
3. Lời giải nghĩa trong từ điển cố gắng ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu, chỉ trong khuôn khổ một câu. Để thể hiện đúng tính chất phổ thông, thích hợp cho đối tượng phục vụ của mình, trong nhiều trường hợp cho phép giải thích bằng đồng nghĩa, trái nghĩa.
4. Chú thích về sắc thái và / hoặc phạm vi sử dụng được đặt trong ngoặc đơn và đứng ngay trước lời giải thích nghĩa. Các chú thích loại này gồm: cũ; chm. (chuyên môn) id. (ít dùng) kng. (khẩu ngữ) ph. (phương ngữ) trtr. (trang trọng) vch. (văn chương)
5. Cuốn từ điển chủ yếu dùng kiểu định nghĩa phân tích, vạch rõ nội dung nghĩa của từ, cố gắng thể hiện gọn trong một câu. Những từ cũ hoặc phương ngữ có từ tương đương trong tiếng Việt hiện nay thì định nghĩa đơn giản bằng từ tương đương đó.
6. Thí dụ có tác dụng cụ thể hóa định nghĩa, khả năng kết hợp, phạm vi và cách sử dụng từ, vì vậy, ví dụ là một thành phần quan trọng. Ngoài thí dụ là những tổ hợp từ hay câu điển hình do người biên soạn từ điển tạo ra, quyển từ điển này còn đưa những ví dụ được trích dẫn từ sách giáo khoa, từ ca dao, tục ngữ, từ những tác phẩm tiêu biểu của các tác giả xưa và nay, đồng thời cũng bổ sung những ví dụ trích dẫn từ các nguồn khác (sách, báo, internet,), nhằm giúp người học và sử dụng tiếng Việt tăng thêm kiến thức về cách dùng từ ngữ về văn học và về văn hóa.
7. Từ điển dùng lối chuyển chú: – A x. B (A xem B): + Một hình thức chính tả là A sang hình thức chính tả là B chuẩn hơn hay phổ biến hơn: sát nhập x. Sáp nhập.
<
Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…
65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…
Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…
Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…
Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…