Từ Điển Hiện Vật Văn Hóa Các Dân Tộc Việt Nam

Từ Điển Hiện Vật Văn Hóa Các Dân Tộc Việt Nam

Thông qua các dạng văn hóa, tập thể tác giả của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam biên soạn cuốn sách nhằm giới thiệu với bạn đọc, nhất là học sinh phổ thông, hiểu về văn hóa Việt Nam, từ đó thêm yêu mến và tôn trọng sự đa dạng văn hóa của các dân tộc ở nước ta.

Một câu hỏi khó đối với những người biên soạn là lựa chọn những hiện vật nào để đưa vào cuốn sách này? Phạm vi và tiêu chí lựa chọn là gì? Với quan niệm đây là công trình khởi đầu có tính chất chấm phá, nên các hiện vật lựa chọn chỉ giới hạn trong bộ sưu tập của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, những hiện vật đã, đang và sẽ được giới thiệu trong các trưng bày của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, nhưng nó cũng có thể giúp cho người đọc hiểu được những nét cơ bản về văn hóa của các dân tộc ở Việt Nam thông qua những hiện vật vẫn đang được sử dụng trong đời thường và hàng ngày, hoặc nhiều hiện vật vẫn còn được sử dụng trong thời gian cách đây chưa lâu. Diện mạo về văn hóa đương đại là trọng tâm của sự lựa chọn trong cuốn từ điển này.

Cuốn sách được biên soạn theo những nguyên tắc sau:

  • Phản ánh diện mạo văn hóa của tất cả 54 dân tộc anh em ở Việt Nam.
  • Các mục từ được xây dựng trước hết theo tên gọi của hiện vật trong ngôn ngữ của dân tộc chủ thể văn hóa, được phiên âm theo cách viết của tiếng Việt phổ thông. Một số dân tộc có chữ viết hoặc có từ điển thì có thể căn cứ theo chữ viết của họ.
  • Mỗi mục từ được biên soạn cơ bản theo một khuôn mẫu chung gồm: tên mục từ, dân tộc và nhóm dân tộc sở hữu hiện vật, miêu tả hình dáng, cách chế tác, công dụng và cách sử dụng, giá trị, phong tục và ý nghĩa tâm linh gắn liền với hiện vật, tình hình sử dụng hiện nay. Cùng với phần viết, hầu hết mỗi mục từ còn kèm theo một hay vài bức ảnh và các thông tin như kích thước, nơi hiện vật đã được sưu tầm, người sưu tầm, năm sưu tầm và một số đăng ký tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
  • Để bạn đọc có một cái nhìn khái quát về mỗi dân tộc, cuốn từ điển này được sắp xếp tra cứu chủ yếu theo dân tộc; các dân tộc danh cũng như các mục từ trong mỗi dân tộc đều xếp theo thứ tự ABC; và một bảng danh mục chi tiết các mục từ theo dân tộc được xếp ở cuối sách.
  • Tên các dân tộc được viết theo Bảng danh mục các dân tộc ở Việt Nam do Tổng cục Thông kê công bố năm 1979 dùng cho Tổng điều tra dân số mà vẫn có giá trị cho đến nay.
  • Một số trường hợp viết tắt: d.= dài ; r. = rộng ; c.= cao ; đk. = đường kính

<

vinhquang

Share
Published by
vinhquang

Bài mới đăng

Hoa Tàn Trong Sương _SKY

Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…

1 năm ago

Tiếng vọng

Tiếng vọngTóm tắt:Giải mã hiện thực tâm lý và sự thật cuộc sốngTiếng vọng là…

1 năm ago

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…

1 năm ago

Ghi Chép Pháp Y – Khi Tử Thi Biết Nói ( az)

Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…

1 năm ago

Lẽ Sống – Yes To Life In Spite Of Everything _FN

Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…

1 năm ago