Trường Sơn Tây Nguyên Tiếp Cận Văn Hóa Học

Lời giới thiệu

Trường Sơn – Tây Nguyên, vùng đất rộng lớn của Tổ quốc Việt Nam, là một vùng đất cho đến nay vẫn còn nhiều huyền thoại. Đây là địa bàn cư trú của nhiều tộc người thuộc nhiều hệ ngôn ngữ, và nhiều nền văn hoá đặc sắc. Đã có tác giả gọi Trường Sơn – Tây Nguyên là vùng ngoại vi, vì khu vực này nằm giữa hai nền văn hoá lớn trên thế giới là Trung Hoa và Ấn Độ, nhưng hầu như không ảnh hưởng mấy. Một vài cách gọi khác mang tính biểu tượng của Trường Sơn – Tây Nguyên, như văn hoá nhà rông, văn hoá nhà dài, văn hoá rượu cần, văn hoá sử thi, văn hoá mẫu hệ…

Sự kiện UNESCO công nhận “Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên” đã góp thêm cái nhìn về văn hoá Trường Sơn – Tây Nguyên ở một góc độ nhất định.

Trường Sơn – Tây Nguyên trong thời gian gần đây được xem là một trong những vùng văn hoá của Việt Nam. Từ khá sớm đã có những ghi chép, nghiên cứu khoa học liên quan đến vùng đất này của các tác giả trong và ngoài nước. Những ghi chép, tìm hiểu sớm nhất về vùng đất Trường Sơn – Tây Nguyên có lẽ là của các tác giả người Việt, phần lớn bằng chữ Hán, trong các sử sách của nhà nước phong kiến Việt Nam từ công cuộc mở cõi về phía Nam, khi họ tiếp xúc với các tộc người bản địa Trường Sơn – Tây Nguyên.

Giữa và cuối thế kỷ XIX, những học giả, những nhà truyền giáo, và cả những nhà thực dân phương Tây đã tìm đến Trường Sơn – Tây Nguyên. Mục đích của những ghi chép tìm hiểu của các tác giả phương Tây có khác nhau, nhưng những tư liệu của họ đã góp vào sự hiểu biết về Trường Sơn – Tây Nguyên. Một số văn hoá vật thể và phi vật thể của Trường Sơn – Tây Nguyên, ngày nay chỉ còn tìm lại được trong các ghi chép của các tác giả phương Tây thời thuộc địa. Đáng chú ý là những công trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam và nước ngoài từ sau năm 1975 khi đất nước thống nhất, hoà bình, điều kiện nghiên cứu về Trường Sơn – Tây Nguyên có nhiều thuận lợi hơn. Đó là những thành tựu mới trong việc nghiên cứu Trường Sơn – Tây Nguyên.

Những cố gắng tiếp cận vùng văn hoá Trường Sơn – Tây Nguyên trong thời gian qua, từ nhiều góc độ khác nhau như lịch sử, nhân học / dân tộc học, văn hoá học… đã và đang làm sáng tỏ nhiều giá trị văn hoá đặc sắc của Trường Sơn – Tây Nguyên, đã đóng góp vào việc nhận diện rõ hơn về vùng văn hoá này.

Công trình nghiên cứu Trường Sơn – Tây Nguyên – Tiếp cận văn hoá học của tác giả Lý Tùng Hiếu là một cố gắng tiếp tục tiếp cận văn hoá Trường Sơn – Tây Nguyên dưới góc độ văn hoá học. Tác giả đã có nhã ý cho tôi xem bản thảo, và đề nghị viết đôi dòng giới thiệu. Đối với tôi, đó là một công việc hết sức khó khăn. Bởi lẽ, sự am tường của tôi về Trường Sơn – Tây Nguyên còn quá ít, và sự tiếp cận từ góc độ văn hoá học phải có những kiến thức lý thuyết chuyên ngành cũng như liên ngành.

Những cảm nhận và thu hoạch ban đầu của tôi khi đọc bản thảo Trường Sơn – Tây Nguyên

Tiếp cận văn hoá học của tác giả Lý Tùng Hiếu, là một bổ sung vào sự nhận diện văn hoá Trường Sơn

Tây Nguyên với những khám phá của tác giả. Quả thực, viết về văn hoá Trường Sơn – Tây Nguyên không dễ. Tôi chia sẻ với tác giả những khó khăn trong công việc. Văn hoá Trường Sơn

Tây Nguyên thì rộng lớn, phong phú, đa dạng, mà sức người thì có hạn. Nghiên cứu khoa học là một sự phấn đấu không mệt mỏi, mà cái đạt được thì ít hơn sự mong muốn. Với công trình Trường Sơn – Tây Nguyên – Tiếp cận văn hoá học, tôi nghĩ tác giả Lý Tùng Hiếu đã có sự phấn đấu và say mê trong công việc nghiên cứu khoa học về văn hoá Trường Sơn – Tây Nguyên.

Trong công trình Trường Sơn – Tây Nguyên – Tiếp cận văn hoá học, tác giả đã đưa ra cách tiếp cận văn hoá học để nhận thức về văn hoá Trường Sơn – Tây Nguyên.

Tác giả cũng đã hệ thống được những hiểu biết về đặc điểm của văn hoá Trường Sơn – Tây Nguyên, giúp người đọc đỡ bối rối khi tiếp cận với văn hoá Trường Sơn – Tây Nguyên.

Văn hoá Trường Sơn – Tây Nguyên đã được tác giả nhìn nhận, phân tích và lý giải trong chủ thể, không gian và môi trường văn hoá, qua sự giao lưu tiếp biến văn hoá giữa các tộc người, qua những biến đổi trong diễn trình lịch sử… Tôi nghĩ, chỉ chừng ấy thôi cũng đủ để những ai quan tâm tới văn hoá Trường Sơn – Tây Nguyên tìm đọc công trình này của tác giả Lý Tùng Hiếu, như một sự góp thêm vào việc nhận dạng văn hoá Trường Sơn – Tây Nguyên.

<

vinhquang

Share
Published by
vinhquang

Bài mới đăng

Hoa Tàn Trong Sương _SKY

Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…

6 tháng ago

Tiếng vọng

Tiếng vọngTóm tắt:Giải mã hiện thực tâm lý và sự thật cuộc sốngTiếng vọng là…

6 tháng ago

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…

6 tháng ago

Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm – Tặng kèm Card khung cửa hồi ức – The Promised Neverland – Light Novel – IPM

Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…

6 tháng ago

Ghi Chép Pháp Y – Khi Tử Thi Biết Nói ( az)

Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…

6 tháng ago

Lẽ Sống – Yes To Life In Spite Of Everything _FN

Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…

6 tháng ago