Trung đạo- Con đường chắc thật đưa đến Niết Bàn

 

Trích Lời nói đầu

Từ trước đến nay, phần lớn độc giả Phật giáo Việt Nam thường hiểu Trung đạo theo nghĩa một nếp sống hay cách thái ứng xử trung dung tiết độ, vượt ra ngoài các cực đoan thái quá, mà ít khi tìm xem vì sao đạo Phật chủ trương một nếp sống như vậy.

Các học giả trí thức Phật giáo thì thích nghiền ngẫm Trung quán luận (Màdhyamaka Sàstra), một tác phẩm Phật học nổi tiếng của Long Thọ (Nàgàrjuna) bàn về Trung đạo nhưng thiên nặng về mặt luận lý triết học hơn là chỉ rõ con đường thực hành. Có thể nói rằng, mặc dù nhấn mạnh quan niệm Tánh không (Sùnyatà), luận lý Trung đạo của Long Thọ trong chừng mực nào là sự kế thừa lập trường Trung đạo của Đức Phật được nói đến trong các bản kinh Pàli; chỉ khác là tác phẩm của ngài nghiêng nặng về mặt luận lý phá chp trong khi quan nim Trung đo ca Kinh tng Pàli bao hàm cả hai phương diện, luận lý và thực hành. Đức Phật dùng luận thuyết Trung đạo-Duyên khởi nhằm nêu rõ quan niệm duyên sinh của Ngài, đồng thời phá bỏ các kiến chấp hữu (atthità), vô (natthità), thường (sassata), đoạn (uccheda)… và Ngài đề xuất sự thực hành Trung đạo-Bát Thánh dạo, một nếp sống hay ứng xử trung dung, vừa tránh các chủ trương lạc thú (kàma-sukha) và khổ hạnh (atta-kilamatha) cực đoan vừa cần thiết cho việc thực hiện hạnh phúc hay giả thoát khổ đau trên cơ sở thoát ly tham ái (tanhà) và chấp thủ (upàdàna) nhờ nắm bắt thực tại duyên sinh của hiện hữu.

Tập sách này là một nỗ lực tìm hiểu về quan niệm Trung đạo (Majjhimà-patipadà) được nói đến trong Kinh tạng Pàli (Pàli Sutta Pìtaka). Thuật ngữ Majjhima-patipada được tìm thấy đề cập vài nơi trong các tuyển tập Nikàya nhưng có một ý nghĩa đc bit quan trọng đối với người học Phật. Nguyên nghĩa của từ này dược dùng để chỉ giáo lý ca Đc Pht là con đường Trung đạo, đối lập hoàn toàn với các khuynh hướng tư tưởng triết học và tôn giáo đương thời, cả về phương diện triết lý lẫn thực hành.

Có lẽ để phân biệt đặc điểm của Phật giáo với các hệ thống tư tưởng và tôn giáo đương thời mà tất cả mọi pháp môn thực hành của đạo Phật lúc bấy giờ được mệnh danh là Trung đạo. Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara Nikàya) cung cấp cho chúng ta một bản kê nói về 37 pháp trợ đạo, tất cả được gọi là Trung đạo (Majjhima- Patipadà )*.

*Kinh Bộ Tăng Chi Tập 1. t. 343-348

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Chương một:

Tổng quan

Phật giáo trong hệ thống định vị tôn giáo

Phật pháp – Nền tảng của Phật giáo

Vai trò Phật giáo trong thế giới hiện đại

Chương hai:

Trung đạo: Bối cảnh lịch sử

Phật giáo trong dòng văn hóa và tư tưởng Ấn Độ

Văn hóa Ấn Độ: Tư duy Ấn Độ qua các thời kỳ tiêu biểu

Nền văn minh Thung lũng Indus

Văn hóa Aryan: Tư tưởng Ấn Độ thời Veda

Tư tưởng Ấn Độ thời kỳ Upanisad

Những chuyến biến của xã hội Ấn Độ và sự xuất hiện các phong trào Sa môn

Thế kỷ thứ sáu trước Công nguyên

Phật giáo – Con đường Trung đạo

Chương ba:

Tư tưởng Trung đạo

Khởi nguyên của tư tưởng Trung đạo Phật giáo.

Lý thuyết Duyên khởi

Duyên khởi là Trung đạo

Duyên khởi – Cái nhìn như thật hay toàn diện

Chương bốn:

Trung đạo thực hành

Quá trình thực nghiệm

Ý nghĩa và nội dung Bát Thánh đạo

Mục đích Bát Thánh đạo hay lối sống Phật giáo…

Chương năm:

Giáo dục Trung đạo

Ý nghĩa thuyết pháp độ sinh hay giáo dục của Đức Phật và chư vị Thánh tăng   

Quan niệm giáo dục của Đức Phật

Các đời sống lý tưởng theo đạo Phật Nguyên thủy

Chương sáu:

Trung đạo: Hướng đi hạnh phúc lâu dài của con người

Chương bảy:

Thay lời kết

Phụ lục: Những bản kinh Pàli đề cập quan niệm Trung đạo 

Thư mục tham khảo

 

 

* Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế VAT. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …

<

vinhquang

Share
Published by
vinhquang

Bài mới đăng

Hoa Tàn Trong Sương _SKY

Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…

1 năm ago

Tiếng vọng

Tiếng vọngTóm tắt:Giải mã hiện thực tâm lý và sự thật cuộc sốngTiếng vọng là…

1 năm ago

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…

1 năm ago

Ghi Chép Pháp Y – Khi Tử Thi Biết Nói ( az)

Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…

1 năm ago

Lẽ Sống – Yes To Life In Spite Of Everything _FN

Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…

1 năm ago