Patrick được 2 tuổi rưỡi. Đó là một cậu bé sáng sủa và có khuôn mặt bầu bĩnh, xinh xắn như một thiên thần. Tuy nhiên, thằng bé lại là “nỗi kinh hoàng” trong lớp học.
Các bà mẹ cảm thấy lo lắng và nhìn với ánh mắt hết sức cảnh giác về phía đứa con bé bỏng của mình mỗi khi Patrick tiến đến gần. Sau đó, vẫn như mọi lần, thằng bé ra đòn nhanh như chớp và “nạn nhân” khóc ré lên. Nhiều lúc Patrick còn cắn những đứa bé khác mạnh đến nỗi hai tuần sau vết răng vẫn còn nhìn rõ. Thậm chí nó còn giật đồ chơi từ tay những đứa bé khác rồi ném đi hoặc phá hỏng. Cũng có lúc Patrick tỏ ra ngoan ngoãn và chơi đùa với những đứa trẻ khác. Nhưng rồi lại chẳng ai nhận ra nó là đứa bé ngoan nữa. Còn mẹ của Patrick thì sao? Với bà, Patrick là một đứa bé tuyệt vời. Bà mẹ hết mực chiều chuộng cậu quý tử. Sau khi có hai bé gái, cuối cùng bà cũng sinh được một bé trai. Bà dồn hết thời gian, tiền bạc và tình thương yêu cho con. Bà chưa từng đánh mắng hay giật đồ chơi từ tay thằng bé rồi phá hỏng cả. Vậy mà thằng bé liên tục làm vậy với những đứa trẻ khác. Tại sao lại như vậy?
“Giáo dục là gương mẫu và tình thương – và chỉ có vậy” – đây là câu nói của Friedrich Froebel – người đặt nền móng cho phong trào giáo dục mầm non vào đầu thế kỷ XIX. Nhưng câu nói này không hề đúng với Patrick và mẹ cậu bé.
Chúng ta có thể làm gì để ngăn bọn trẻ làm những điều chúng không nên làm? Mặt khác, làm sao chúng ta có thể khiến chúng làm những thứ mà bản thân chúng không muốn làm – đó là những việc được coi là “rắc rối” mà chúng ta – các bậc cha mẹ – thấy quan trọng và cần thiết? Chúng ta có thể làm gì khi những lời lẽ tốt đẹp đều không đem lại hiệu quả?
Nhận định
“Tôi thấy thật nhẹ nhõm khi nhận được cuốn sách này.
Giờ tôi có thể tự tin nói rằng: “Hãy thử tìm đọc về vấn đề của quý vị theo các chương trong cuốn sách này. Chắc chắn nó sẽ giúp được quý vị.” Tôi đã đưa ra những lời khuyên thực tiễn từ cuốn sách này và kết quả thường rất khả quan.”
(TS. Hartmut Morgenroth)
Đây không phải là sách dạy nấu ăn mà là một cuốn sách về dinh dưỡng. Sẽ không có bất cứ công thức nào được đưa ra trong cuốn sách này, nhưng bạn sẽ tìm thấy tất cả những điều cần thiết giúp trẻ ăn uống đúng cách ngay từ lúc lọt lòng. Những kết quả nghiên cứu và kiến thức mới về dinh dưỡng đều được đưa vào ấn bản này.
Cuốn sách không chỉ đề cập đến việc con bạn ăn gì, mà điều quan trọng không kém chính là việc cha mẹ và con cái sẽ cùng nhau thực hiện việc đó như thế nào. Bạn sẽ hiểu được, tại sao trong rất nhiều gia đình, việc ăn uống lại trở thành áp lực. Điều đó sẽ không xảy ra nếu mỗi thành viên nắm được và duy trì các quy tắc đơn giản: quy tắc ăn uống đúng cách.
Tất cả mọi thứ đều xoay quanh các quy tắc này. Đó không phải là các quy tắc tự nghĩ ra, mà là những quy tắc khoa học. Càng tìm hiểu sâu về chúng, bạn sẽ càng thấy chúng lôgic hơn. Ngoài ra, rất nhiều ví dụ sống động, cũng như các lời khuyên được đề cập, nhằm giúp bạn vận dụng các quy tắc trên phù hợp với độ tuổi của con cái mình.
Cuốn sách cũng đề cập đến vai trò của bố mẹ trong việc ăn uống của con cái được miêu tả rõ ràng như sau:
Món gì? Bạn sẽ vận dụng kiến thức về dinh dưỡng đúng cách của mình để quyết định: Hôm nay nấu những món gì?.
Khi nào? Bạn sẽ xác định thời điểm, số lần cho trẻ ăn những món mà bạn đã chuẩn bị.
Như thế nào? Bạn sẽ quyết định những nguyên tắc ứng xử trên bàn ăn. Những hành vi nào của trẻ bạn cho phép hoặc không cho phép? Bạn yêu cầu trẻ thực hiện những nguyên tắc đó.
Ngoài ra, bạn có nhiệm vụ đảm bảo không khí trong bữa ăn luôn dễ chịu, làm gương cho trẻ và cùng thưởng thức bữa ăn với gia đình.
Tại sao giáo dục con cái lại vất vả?
Nếu trẻ em là những sinh thể sống yêu thích sự hòa thuận và luôn khao khát được chung sống yên ổn với bố mẹ và anh chị em của mình thì việc giáo dục chúng sẽ trở nên thật dễ dàng. Tuy nhiên thực tế lại không như vậy. Từ khi còn nhỏ, trẻ em đã là những cá thể riêng và biết rõ chúng muốn gì, thậm chí còn biết rõ hơn những gì chúng không muốn. Chúng sẵn sàng cự nự với bố mẹ để được làm theo ý thích của mình. Chúng ta, những bậc phụ huynh, cần phải chịu đựng điều này và không hề đơn giản bởi trên thực tế trẻ em có hệ thần kinh tốt hơn chúng ta.
Cha mẹ cần cho con cái tất cả những gì chúng thật sự cần. Nhưng có nên cho chúng những thứ chúng muốn? Không phải tất cả những gì trẻ em muốn đều tốt cho bản thân chúng.
Chúng ta là người lớn. Chúng ta có trách nhiệm phải quyết định: Con cần gì – Con muốn những gì? Ta phải làm gì khi con không chịu làm những điều lẽ ra chúng phải làm? Hay khi chúng không chịu ngưng tay chân dù ta đã nhắc nhở chúng? Làm sao để ta có thể cùng lúc vừa giữ được bình tĩnh nhưng vẫn công bằng?
Tất cả những câu hỏi này sẽ được trả lời trong cuốn sách với ví dụ cụ thể lấy từ những tình huống khủng hoảng và xung đột hàng ngày mà các cha mẹ thường gặp với trẻ từ 2 tuổi trở lên.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực nghiên cứu và vận dụng kiến thức về tâm lí trẻ nhỏ, cũng như quá trình tiếp xúc với rất nhiều trẻ em và các bậc cha mẹ, qua cuốn sách này tác giả cung cấp những phương pháp hữu ích để giúp cho các bậc phụ huynh có thể giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình trưởng thành của trẻ.
Tại sao giáo dục con cái lại vất vả?
Nếu trẻ em là những sinh thể sống yêu thích sự hòa thuận và luôn khao khát được chung sống yên ổn với bố mẹ và anh chị em của mình thì việc giáo dục chúng sẽ trở nên thật dễ dàng. Tuy nhiên thực tế lại không như vậy. Từ khi còn nhỏ, trẻ em đã là những cá thể riêng và biết rõ chúng muốn gì, thậm chí còn biết rõ hơn những gì chúng không muốn. Chúng sẵn sàng cự nự với bố mẹ để được làm theo ý thích của mình. Chúng ta, những bậc phụ huynh, cần phải chịu đựng điều này và không hề đơn giản bởi trên thực tế trẻ em có hệ thần kinh tốt hơn chúng ta.
Cha mẹ cần cho con cái tất cả những gì chúng thật sự cần. Nhưng có nên cho chúng những thứ chúng muốn? Không phải tất cả những gì trẻ em muốn đều tốt cho bản thân chúng.
Chúng ta là người lớn. Chúng ta có trách nhiệm phải quyết định: Con cần gì – Con muốn những gì? Ta phải làm gì khi con không chịu làm những điều lẽ ra chúng phải làm? Hay khi chúng không chịu ngưng tay chân dù ta đã nhắc nhở chúng? Làm sao để ta có thể cùng lúc vừa giữ được bình tĩnh nhưng vẫn công bằng?
Tất cả những câu hỏi này sẽ được trả lời trong cuốn sách với ví dụ cụ thể lấy từ những tình huống khủng hoảng và xung đột hàng ngày mà các cha mẹ thường gặp với trẻ từ 2 tuổi trở lên.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực nghiên cứu và vận dụng kiến thức về tâm lí trẻ nhỏ, cũng như quá trình tiếp xúc với rất nhiều trẻ em và các bậc cha mẹ, qua cuốn sách này tác giả cung cấp những phương pháp hữu ích để giúp cho các bậc phụ huynh có thể giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình trưởng thành của trẻ.
* Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, ..
<
Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…
65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…
Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…
Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…
Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…