Trở Về Từ Cửa Tử
Cuốn sách này thực tình là một cuốn sách giáo khoa về trải nghiệm cận tử, được viết ra như một câu chuyện kể đơn sơ và kỳ diệu mà chúng ta ai ai cũng có thể thấu hiểu. Bản thân tôi chưa hề có một trải nghiệm cận tử, hay thậm chí một trải nghiệm tâm linh mà tôi có thể xác định, và tôi có phần nào hoài nghi về những gì nhiều người chia sẻ với tôi. Chắc chắn cái phần gay go nhất cho một kẻ hoài nghi muốn thông hiểu là thấu suốt được việc ra ngoài cái thân thể vật lý của chúng ta là như thế nào, hay cách nào cái chết có thể là một sự trải nghiệm thích thú. Cuốn sách của Betty Eadie minh hoạ những trình tự của trải nghiệm này với giọng văn tráng lệ, bắc cầu qua độ phân cách này. Chị khiến điều không thể biết được trở thành thông suốt.
Khi chị khởi sự chết đi, chị đã cảm thấy thân thể mình càng lúc càng yếu ớt hơn. Rồi “tôi cảm thấy một sự trào dâng của năng lượng, một sự bung phá hay buông thả bên trong tôi. Ấn tượng đầu tiên của tôi là tôi đã được tự do. Chẳng có gì là không tự nhiên về trải nghiệm này”. Rồi chị gặp những chư linh quan phòng giúp chị thấu hiểu những điều quan trọng về đời sống của mình và rồi thông suốt mối quan hệ của chị với gia đình. Họ hỗ trợ chị trong sự chuyển tiếp vào cái chết. Chị nhập vào một vùng tối đen và du hành trong một đường hầm tối. Chị nói: “Tôi cứ ngỡ rằng đây chắc hẳn phải là thung lũng của cái bóng tử thần. Tôi chưa hề bao giờ cảm thấy an tĩnh hơn thế trong cuộc đời mình”.
Trải nghiệm của chị trả lời cho những câu hỏi mà người ta đặt ra cho tôi biết bao nhiêu năm về những trải nghiệm cận tử, những câu hỏi mà tôi chưa từng có thể giải đáp. Chị mô tả việc duyệt xét lại cuộc đời mình ở phía bên kia và cách thế chị không bị những người khác phán xét, nhưng đúng ra là bởi chính chị. Chị giải thích ý nghĩa và những nguyên nhân của một số trải nghiệm cận tử tiêu cực và lý do tại sao một số người bị băn khoăn một cách sâu sắc về trải nghiệm của họ. Chị giải thích lý do tại sao cuộc sống thường là khó khăn và tại sao những điều xấu tệ lại thường xảy ra với những người tốt lành. Chị giải thích tại sao những người đã chết thường ngại ngần việc quay trở lại với thân thể của họ. Chị nói: “Cái thân thể nặng nề cồng kềnh và lạnh lẽo là đáng ghê sợ. Sau niềm hoan lạc của sự tự do về tâm linh, tôi lại trở thành một tù nhân của xác thịt lần nữa”.
Betty không chỉ có một trải nghiệm cận tử khi là người lớn trưởng thành, mà chị còn được chuẩn bị cho nó vì đã có một trải nghiệm cận tử lúc còn thơ ấu. Trẻ em có những trải nghiệm cận tử đơn sơ và thuần khiết, không bị vướng mắc bởi những trông chờ về tôn giáo hay về văn hoá. Chúng không trấn áp trải nghiệm này như người lớn thường làm và không có phiền nhiễu gì với việc tiếp nhận những hàm nghĩa tâm linh của việc nhìn thấy Thượng đế. Tôi sẽ chẳng bao giờ quên một bé gái năm tuổi đã bẽn lẽn kể với tôi: “Cháu đã chuyện trò với Giêsu và ông dễ thương lắm. Ông bảo cháu rằng cháu chưa tới lúc chết”. Trẻ em nhớ lại những trải nghiệm cận tử của chúng thường xuyên hơn người lớn nhiều, và do kết quả của trải nghiệm ấy chúng dường như có một thời gian thoải mái để tiếp nhận và thông hiểu tâm linh của chính chúng khi là người lớn. Nếu chúng có thêm một trải nghiệm cận tử khác khi là người lớn, trải nghiệm này thường cực kỳ mãnh liệt và toàn diện.
– trích Lời giới thiệu của Melvin Morse, Bác sĩ y khoa.
<
Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…
65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…
Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…
Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…
Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…