Tiêu chuẩn Việt Nam về Sơn, vecni và vật liệu chống thấm (TCVN 2096 – 1-6 : 2015; TCVN 10671 : 2015; TCVN 9407 : 2014; TCVN 9408 : 2014)
TCVN 2096-4:2015
Thời gian khô của lớp phủ có ý nghĩa để xác định thời điểm một căn phòng, sàn hay cầu thang được sơn mới có thể được đưa vào sử dụng, hoặc khi một vật thể được sơn mới có thể cầm hay đóng gói được. Lớp phủ khô chậm có thể khiến lớp phủ bị bám bụi hoặc hơi ẩm gây ra bề mặt không đồng đều.
Phương pháp trong tiêu chuẩn này dùng máy ghi cơ học để xác định các giai đoạn khô hoặc đóng rắn trong quá trình tạo lớp phủ khô của lớp phủ hữu cơ nhằm so sánh các loại lớp phủ, thay đổi thành phần hoặc khi thay đổi cả hai. Để đánh giá định lượng độ khô nên sử dụng máy ghi cơ học theo các điều kiện môi trường được kiểm soát. Việc sử dụng máy ghi cơ học cũng mang đến một phương pháp xác định đặc tính khô của lớp phủ, trong khi đặc tính này không thể được xác định trong 8 h quy định của ngày làm việc.
Phương pháp này hữu ích khi so sánh diễn biến trong quá trình khô của những lớp phủ cùng loại. Việc xác định thời gian khô thực tế được tiến hành theo quy trình quy định trong TCVN 2096-1 (ISO 9117-1) hoặc TCVN 2096-3 (ISO 9117-3).
TCVN 2096-5:2015
Đối với trạng thái độ khô từ cấp 2 đến 7 (xem Bảng 1) được định nghĩa trong tiêu chuẩn TCVN 2096-5 (ISO 9117-5), cần chú ý rằng quá trình khô của các lớp phủ khác nhau được phủ trên cùng loại nền là không đồng nhất. Các quá trình diễn ra trong suốt quá trình tạo lớp phủ trong trường hợp khô vật lý hoặc khô bởi tác động của ôxy hóa/phản ứng là khác nhau nhưng không thể phân biệt rõ ràng giữa các cấp độ. Vì vậy, khi tiến hành thử nghiệm theo tiêu chuẩn này, trong phạm vi độ khô từ cấp 4 đến 7, cấp độ khô cao hơn có thể đạt được trước cấp độ khô thấp hơn. Do đó, sự khác nhau của cấp độ khô trong phạm vi này không có nghĩa là khác nhau đặc trưng về tốc độ khô. Lớp phủ đàn hồi dẻo có thể không bao giờ đạt được độ khô từ cấp 5 đến 7. Nếu bề mặt còn hơi dính thì có thể lớp phủ chưa đạt tới cấp độ khô cao mặc dù ngoại quan bề mặt đã khô hoàn toàn. Nhìn chung, những thay đổi quan sát được trên bề mặt bóng ở độ khô cấp 4 và 6 có thể đánh giá chính xác hơn trên bề mặt sần sùi hoặc mấp mô.
Phương pháp mô tả trong tiêu chuẩn này được xem như một công cụ kỹ thuật sử dụng tương đối hạn chế. Tuy nhiên, phương pháp thử này (nếu được sử dụng cùng với những quy trình thử khác) phải đảm bảo các bên liên quan có thể thỏa thuận về phương pháp đo đặc tính liên quan tới “tốc độ khô”.
TCVN 10671:2015
Tiêu chuẩn này là một trong 6 tiêu chuẩn quy định các quy trình thử nghiệm đánh giá độ bền của lớp phủ sơn, vecni hoặc các lớp phủ tương tự khi rạn nứt và/hoặc bong tróc khỏi nền ở các điều kiện biến dạng khác nhau.
Năm tiêu chuẩn khác là:
TCVN 2099 (ISO 1519), Sơn và vecni – Phép thử uốn (Trục hình trụ);
TCVN 2100-1 (ISO 6272-1), Sơn và vecni – Phép thử biến dạng nhanh (độ bền va đập) – Phần 1: Phép thử tải trọng rơi, vết lõm có diện tích lớn;
TCVN 2100-2 (ISO 6272-2), Sơn và vecni – Phép thử biến dạng nhanh (độ bền va đập) – Phần 2: Phép thử tải trọng rơi, vết lõm có diện tích nhỏ;
ISO 6860, Paints and varnishes – Bend test (Sơn và vecni – Phép thử uốn (Trục hình nón)); ISO 17132, Paints and varnishes – T-bend test (Sơn và vecni – Phép thử uốn hình T).
Phương pháp được lựa chọn phụ thuộc vào tính chất được đo và sự thỏa thuận của các bên liên quan. Về nguyên tắc, tất cả các phép thử này khác nhau về kỹ thuật và độ chính xác.
Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …
Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…
65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…
Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…
Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…
Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…