Trong quá trình học tập ngành Động cơ đốt trong ở các trường Đại học kĩ thuật hay các trường dạy nghề; ngoài việc học tập lí thuyết như nguyên lí, kết cấu và tính toán động cơ đốt ; sinh viên, học sinh còn được thực hành tại xưởng trường và các nhà máy, xí nghiệp. Nói chung trong nhà trường, giáo trình lí thuyết đã được viết khá đầy đủ, phong phú nhưng giáo trình thực hành lại hầu như chưa có. Để góp phần phục vụ công tác giảng dạy, học tập môn thực hành Động cơ đốt trong, chúng tôi biên soạn cuốn giáo trình này. Giáo trình được viết với mong muốn qua các hình vẽ (khoảng 700 hình) cùng ít dòng thuyết minh, người đọc dễ thấy được tiến trình và các bước tháo lắp, kiểm tra đánh giá tình trạng kĩ thuật và sửa chữ của các cụm máy, các hệ thống, các cụm chi tiết hay từng chi tiết máy. Giáo trình có thể được dùng cho các sinh viên, học sinh ngành Động cơ đốt trong ở các trường Đại học, Cao đẳng kĩ thuật, Đại học Sư phạm kĩ thuật, các trường Trung học chuyên nghiệp, Trường dạy nghề Tại trang đầu của mỗi chương hoặc đề mục lớn đều có bản vẽ tổng thể, giúp cho người dùng sách xác định được các chi tiết của cơ cấu, của cụm máy hay của hệ thống, chỉ rõ vị trí lắp ghép, liên kết của các chi tiết, cụm chi tiết với nhau. Sau đó ta biết được quy trình tháo rời, các bước kiểm tra, đánh giá tình trạng kĩ thuật, các bước chuẩn bị, làm sạch, sửa chữa rồi tới các bước lắp ráp lại. Qua các hình vẽ nhỏ, các bước này được thể hiện, minh họa một cách trực quan, dễ hiểu. Nếu một chương gồm có nhiều nội dung, nhiều cụm máy, như chương Cơ khí động cơ chẳng hạn. Người dạy có thể soạn thành các bài cụ thể như Bài nắp máy, Bài xích cam, Bài thân má Với mỗi bài này đều có hình vẽ lớn gồm các chi tiết, vị trí của chúng trong cụm máy hay cụm chi tiết, trước khi vào các bước tháo lắp, kiểm tra đánh giá, sửa chữa. Vì Toyota là một hãng nổi tiếng nhưng đã khả quen biết ở nước ta nên chúng tôi tham khảo, lấy một vài động cơ của Toyota làm ví dụ, có tính chất làm mẫu, từ đó người đọc có kiến thức chung để tiếp cận với những động cơ cụ thể khác. Trong quá trình biên soạn, khó tránh khỏi các sai sót, chúng tôi rất mong các thầy, cô giáo và bạn đọc đóng góp cho các ý kiến để cuốn sách được hoàn chỉnh hơn.