Categories: Sách kinh tế

Thế Lưỡng Nan Của Nhà Cải Tiến

Thế Lưỡng Nan Của Nhà Cải Tiến

Thế lưỡng nan của nhà cải tiến (nguyên tác: The innovator’s dilemma) là cuốn sách đầu tay, xuất bản năm 1997, của tác giả Clayton M. Christensen – Giáo sư chuyên ngành quản trị kinh doanh tại trường Kinh doanh Harvard. Trong cùng năm đó, cuốn sách được The Financial Times vinh danh là “Cuốn sách kinh doanh hay nhất năm 1997”, “Cuốn sách kinh doanh hướng dẫn thực tiễn và chi tiết nhất năm 1997”. Trong cuốn sách “The 100 best Business books of all time” của hai tác giả Jack Covert & Todd Sattersten – các chuyên gia uy tín về sách quản trị kinh doanh, cuốn sách này được xếp thứ 3 trong mảng sách về Chiến lược.

Giáo sư Clayton M. Christensen chia cuốn sách này thành hai phần. Phần thứ nhất, từ chương 1 đến 4, xây dựng một khung mẫu giải thích tại sao các quyết định đúng đắn của những nhà quản lý xuất sắc lại có thể dẫn doanh nghiệp đi đến thất bại. Đây thực sự là thế tiến thoái lưỡng nan của nhà cải tiến: những quyết định hợp logic, sáng suốt mà ban quản lý đưa ra nhằm quyết định sự thành công của công ty cũng chính là lý do tại sao họ đánh mất vị thế đứng đầu. Phần thứ hai, từ chương 5 đến 10, giải quyết tình trạng bế tắc này. Dựa trên sự hiểu biết của nhóm nghiên cứu về việc tại sao và trong những hoàn cảnh nào mà các công nghệ mới có thể đánh đổ những công ty vĩ đại, phần này sẽ trình bày các giải pháp mang tính quản lý nhằm vượt qua tình thế tiến thoái lưỡng nan – làm thế nào để các nhà quản lý điều hành có thể đồng thời duy trì được sức khỏe ngắn hạn của doanh nghiệp, trong khi vẫn tập trung đủ nguồn lực đối phó với các công nghệ đột phá bởi vì đây là thứ về sau có thể khiến doanh nghiệp sụp đổ.

Cuốn sách này viết về sự thất bại của các công ty hàng đầu trong một số ngành công nghiệp khi họ đối mặt với một số loại hình thay đổi của thị trường và công nghệ. Sách không chỉ đơn thuần bàn về sự thất bại của các doanh nghiệp nói chung, mà ở đây chú trọng đến các công ty tốt – các tên tuổi mà nhiều nhà quản lý ngưỡng mộ và cố gắng học hỏi theo, các công ty được biết đến nhờ khả năng đổi mới và thực thi. Các công ty vấp ngã vì nhiều lý do, lẽ tất nhiên, trong đó có thể là do thói quan liêu, sự kiêu ngạo, bộ máy điều hành mệt mỏi, hoạch định kém, tầm nhìn đầu tư ngắn hạn, kỹ năng và nguồn lực không tương xứng, và có khi chỉ đơn giản là thiếu may mắn. Tuy nhiên, quyển sách này không viết về các công ty có những điểm yếu như trên mà trình bày về các công ty được quản lý tốt, có sức cạnh tranh cao, biết khéo léo lắng nghe khách hàng, đầu tư mạnh vào công nghệ mới, nhưng vẫn mất vị thế thống trị trên thị trường.

Như chúng ta sẽ thấy, có một danh sách dài liệt kê các công ty từng dẫn đầu đã thua cuộc khi phải đối mặt với những thay đổi mang tính đột phá trong công nghệ và cấu trúc thị trường. Thoạt nhìn, có vẻ như chẳng có hình mẫu nào của sự thay đổi mà họ đã trải qua. Trong một số trường hợp, các công nghệ mới “càn quét” qua rất nhanh; những trường hợp khác thì quá trình chuyển đổi phải mất nhiều thập kỷ. Trong một số tình huống, các công nghệ mới là thứ phức tạp và đắt đỏ; nhưng cũng có khi chúng chỉ đơn giản là sự mở rộng của những gì mà các công ty hàng đầu đã làm tốt hơn so với bất cứ đối thủ nào khác. Tuy nhiên, có một điểm chung cho tất cả những thất bại: đó là những quyết định dẫn đến thất bại đều được thực hiện khi các công ty đứng hàng đầu đang được đánh giá rộng rãi là thuộc loại tốt nhất trên thế giới.

Có hai cách để giải thích nghịch lý này. Cách thứ nhất là có thể kết luận rằng các công ty như Digital, IBM, Apple, Sears, Xerox, và Bucyrus Erie chắc hẳn chưa bao giờ là các đơn vị được quản lý tốt. Có lẽ họ đã thành công vì may mắn và ngẫu nhiên “gặp thời”, chứ không phải vì quản lý hiệu quả, rồi sau đó họ đã trải qua những giai đoạn khó khăn vì may mắn không còn nữa. Có thể lắm. Có một cách giải thích khác, tuy nhiên, là những doanh nghiệp bị thất bại này đúng là đã được điều hành tốt như mức người ta có thể mong đợi – nhưng đang khi thành công thì họ lại có vấn đề trong cách thức ra quyết định và đó chính là mầm mống của sự thất bại sau cùng.

Nội dung nghiên cứu trong cuốn sách này biện hộ cho quan điểm thứ hai: sách minh chứng rằng trong trường hợp của những công ty được quản lý tốt nêu trên, chính sự quản lý tốt lại là nguyên nhân then chốt nhất khiến họ không thể tồn tại được ở vị trí dẫn đầu ngành. Nói chính xác thì bởi vì các công ty này đã lắng nghe khách hàng, đầu tư mạnh mẽ vào các công nghệ mới để có thể cung cấp cho khách hàng nhiều sản phẩm hơn và tốt hơn theo yêu cầu, và bởi vì họ đã cẩn thận nghiên cứu xu hướng thị trường và phân bổ nguồn vốn đầu tư một cách có hệ thống nhằm tạo ra sự cải tiến hứa hẹn mang lại thành quả tốt đẹp nhất, mà họ đã đánh mất vị thế dẫn đầu của mình…

<

vinhquang

Share
Published by
vinhquang

Bài mới đăng

Hoa Tàn Trong Sương _SKY

Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…

1 năm ago

Tiếng vọng

Tiếng vọngTóm tắt:Giải mã hiện thực tâm lý và sự thật cuộc sốngTiếng vọng là…

1 năm ago

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…

1 năm ago

Ghi Chép Pháp Y – Khi Tử Thi Biết Nói ( az)

Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…

1 năm ago

Lẽ Sống – Yes To Life In Spite Of Everything _FN

Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…

1 năm ago