TIKI | Mua ngay | 199.000đ |
---|---|---|
SHOPEE | Xem giá |
199.000đ
199.000đ
Thăng Long – Hà Nội xưa và nayNăm 1010, vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô về Thăng Long, xây dựng kinh đô mới làm chỗ dung thân muôn đời cho các bậc đế vương và các triều đại phong kiến Việt. Trải qua…
Năm 1010, vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô về Thăng Long, xây dựng kinh đô mới làm chỗ dung thân muôn đời cho các bậc đế vương và các triều đại phong kiến Việt. Trải qua 10 thế kỉ (XI – XXI), Thăng Long – Hà Nội dù có những tên gọi, vai trò và vị trí lịch sử khác nhau, nhưng nơi đây vẫn là vùng đất văn hiến, vẫn bảo lưu được những giá trị, di sản vốn có của nó, đồng thời là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của quốc gia cho đến ngày nay.
Các tên gọi của vùng đất Thăng Long – Hà Nội trong thời kỳ Bắc thuộc
Tống Bình (581 – 866): Vào khoảng thế kỷ thứ V là thời kì Nam Bắc triều (sự cạnh tranh quyền lực giữa 4 triều đại đương thời Tống, Tề, Lương, Trần). Lúc này, nước ta bị triều Tống cai trị. Vào năm 454, vua Tống là Hiếu Vũ đế Lưu Tuấn cho lập huyện mới gọi là Tống Bình gồm phần lớn đất nội thành Hà Nội.
Đến tháng 2 năm 544, Lý Bôn sau khi đánh tan viện binh của quân Lương và quét sạch quân đô hộ ra khỏi bờ cõi, chính thức lên ngôi vua, xưng là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân. Ông cho xây dựng lại thành Tống Bình bên sông Tô Lịch (thuộc Phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội ngày nay) làm kinh đô và dựng chùa Trấn Quốc. Năm 581, Dương Kiên lập lên triều đại nhà Tùy. Năm 602, nhà Tùy lợi dụng mẫu thuẫn giữa Triệu Quang Phục và Lý Phật Tử nên kéo quân sang xâm lược nước Vạn Xuân, lập ra bộ máy cai trị mới.
Đại La hay Đại La Thành (866 – 1009): Năm 618, nhà Đường thay thế nhà Tùy cai trị nước ta và đặt tên mới là An Nam đô hộ phủ. Đến năm 866, quan độ hộ nhà Đường là Cao Biền cho xây dựng lại Tống Bình làm trung tâm của An Nam đô hộ phủ, thêm vòng ngoài thành gọi là Đại La Thành. Từ đó thành Tống Bình được đổi là thành Đại La.
Tuy nhiên, trong thời gian đầu tồn tại, Đại La còn có một tên khác nữa là Long Đỗ. Tên này bắt đầu khi năm 866, Cao Biền cho xây dựng thành, thấy có thần nhân hiện ra xưng là Thần Long Đỗ. Do đó, trong một số sử sách ghi Đại La là Long Đỗ. Nhưng theo Đặng Duy Phúc trong “Thăng Long – Hà Nội qua các thời kì lịch sử” thì vào thời các Vua Hùng, vùng tâm Hà Nội bấy giờ có tên gọi là hương Long Đỗ thuộc động Lâm Ấp. Gọi là Long Đỗ vì tương truyền trên đỉnh núi Nùng (nay không còn) có đường xuyên thông từ đỉnh xuống tận sâu trong lòng núi trông giống như rốn con rồng.
Các tên gọi của vùng đất Thăng Long – Hà Nội vào thời kỳ phong kiến độc lập
Thăng Long: Năm 1009, sau khi lên ngôi vua, lập ra nhà Lý, Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) quyết định thực hiện một cuộc cải cách táo bạo, đó là việc dời kinh đô về từ Hoa Lư (Ninh Bình) về vùng đất nằm ven sông Hồng, nơi có thành Đại La. Năm 1010, Lý Thái Tổ ban “Chiếu dời đô”, quyết định dời kinh đô từ Hoa Lư (kinh đô của triều Đinh, Tiền Lê thuộc tỉnh Ninh Bình) về Đại La. Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” (tập 1, tr 241) chép: “Mùa thu, tháng 7 năm Canh Tuất (1010), vua từ thành Hoa Lư dời đô ra Kinh phủ thành Đại La, tạm đỗ thuyền dưới thành, có rồng vàng hiện lên ở thuyền ngự, nhân đó đổi tên thành gọi là thành Thăng Long”. Tên gọi Thăng Long cũng chính thức ra đời từ đây.
Thăng Long với ý nghĩa “Rồng bay lên”, biểu tượng cho bậc đế vương lần lượt trải qua các triều đại phong kiến: Nhà Lý (1010 -1225), Nhà Trần (1226 – 1400), Nhà Mạc (1527 – 1592), Lê Trung hưng (1533 – 1788).
Đông Đô (1397 -1407): Năm 1397, sau khi đã thao túng mọi quyền hành trong tay, Hồ Quý Ly sai Thượng thư bộ lại kiêm Thái sử lệnh là Đỗ Tỉnh đi xem xét đo đạc vùng An Tôn (Thanh Hóa), đắp thành, đào hào, lập nhà miếu, mở đường phố và quyết định dời kinh đô về đây, đặt tên là Tây Đô. Những mãi đến năm 1400, Hồ Quý Ly mới chính thức lên ngôi vua và lập ra nhà Hồ. Kinh thành Thăng Long dưới thời nhà Hồ mất vị trí trung tâm chính trị của cả nước. Nhưng sự ảnh hưởng cũng như tầm quan trọng của Thăng Long trong việc phát triển kinh tế xã hội thì vẫn còn đó nên Hồ Quý Ly cho đổi tên Thăng Long thành Đông Đô.
Đông Quan (1408 – 1428): Năm 1407, Nhà Minh (Trung Quốc) đem quân xâm lược nước ta, đến năm 1408, quân Minh đánh bại Nhà Hồ thiết lập bộ máy thống trị mới trên đất nước ta đặt trụ sở tại Đông Đô và đổi thành Đông Quan. Tên gọi Đông Quan hàm nghĩa kì thị kinh đô của nước ta, nó chỉ được ví là “cửa quan phía đông” của nhà nước phong kiến Trung Hoa.
Đông Kinh (1428 – 1527): Sau 10 năm khởi nghĩa, năm 1428, Lê Lợi lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn đánh bại quân đô hộ nhà Minh, thành lập lên Nhà Hậu Lê hay còn gọi là nhà Lê Sơ. Tên gọi Đông Kinh theo “Đại Việt sử kí toàn thư” của Ngô Sĩ Liên lí giải như sau: “Mùa Hạ, tháng 4 năm Đinh Mùi (tức năm 1427), Vua (Lê Lợi) từ điện kinh ở Bồ Đề vào đóng ở thành Đông Kinh, đại xá, đổi niên hiệu là Thuận Thiên dựng quốc hiệu là Đại Việt, đóng đô ở Đông Kinh. Ngày 15, Vua lên ngôi ở Đông Kinh (tức Thăng Long). Vì Thanh Hóa có Tây Đô, cho nên gọi thành Thăng Long là Đông Kinh”. Năm 1466, kinh thành Thăng Long được gọi tên là phủ Trung Đô.
Bắc Thành (1787 -1802): Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, đặt kinh đô ở Phú Xuân (Huế). Vùng đất phía Bắc được gọi là Bắc Thành, Thăng Long là trung tâm của Bắc Thành.
Vùng đất Thăng Long – Hà Nội dưới triều Nguyễn và thời Pháp thuộc
Năm 1802, sau khi lên ngôi vua, lập ra triều Nguyễn, vua Gia Long (Nguyễn Ánh) quyết định đặt kinh đô tại Huế và chia đất nước làm 3 vùng: Bắc Thành, Gia Định thành và triều đình trung ương Huế. Thăng Long lúc này vẫn là trung tâm của Bắc Thành nhưng về mặt ý nghĩa thì có khác đi, không còn được hiểu là nơi đóng đô của bậc đế vương, thay vào đó là nghĩa “thịnh vượng lên”
Hà Nội: Năm 1831, vua Minh Mạng thực hiện cuộc cải cách hành chính, chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên, Hà Nội là một trong số 30 tỉnh đó. Sở dĩ có tên là Hà Nội vì vua Minh mạng cho đây là vùng đất nằm bên trong sông con sông Hồng, nơi đóng đô của các triều đại phong kiến Việt Nam trước đó.
Sau khi thực dân Pháp hoàn thành xâm lược nước ta, chúng lập ra Liên Bang Đông Dương vào tháng 10/1887 gồm 5 xứ là Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Lào (1893) và Campuchia. Tháng 7/1888, thành phố Hà Nội được thành lập. Sau đó, Hà Nội được chọn làm thủ phủ Liên bang từ năm 1902 đến 1954.
Thăng Long – Hà Nội, thủ đô nước CHXHCN Việt Nam đến ngày hôm nay
Từ sau cải cách của vua Minh Mạng, Hà Nội là một tỉnh trực thuộc triều đình Huế. Mãi đến năm 1945, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam DCCH chính thức ra đời, Hà Nội được chọn làm thủ đô.
Sau chiến thắng mùa xuân năm 1975, đất nước thống nhất. Ngày 25/4/1976, Quốc hội khóa VI đã thống nhất quyết định chọn Hà Nội là thủ đô của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Từ khi độc lập cho đến nay, Hà Nội liên tục thay đổi về mặt địa giới hành chính và không ngừng phát triển vươn lên để xứng đáng là trung tâm đầu não về mặt kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa của đất nước. Ngày 1/8/2008, thủ đô Hà Nội bước sang một trang sử mới khi được mở rộng ra, từ diện tích ban đầu là gần 1000 km2 được nâng lên trên 3000 km2 sau khi nhập toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Lương Sơn (Hòa Bình), Hà Nội nằm trong top 17 thủ đô lớn nhất trên thế giới.
Ngoài ra, trong thơ ca, Thăng Long – Hà Nội còn được biết đến qua những cái tên như Trường An (Tràng An), Long Biên, Phụng Thành, Long Thành, Hà Thành….
Thăng Long xưa và Hà Nội ngày nay là vùng đất địa linh nhân kiệt luôn sản sinh ra những nhân tài cho đất nước và là nơi có truyền thốngvăn hóa lâu đời, nơi lưu giữ những giá trị di sản quý báu của dân tộc. Ngày nay, thủ đô Hà Nội văn hiến đã có những bước tiến mạnh mẽ trong việc phát triển kinh tế, trung tâm chính trị của quốc gia và từng bước khẳng định là một trong những thủ đô lớn, lâu đời nhất trên thế giới đang chuẩn bị chào đón 1000 năm tuổi.
Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng)…..
Đánh giá sách Thăng Long – Hà Nội qua các thời kỳ lịch sử (Đặng Duy Phúc), dowload sách Thăng Long – Hà Nội qua các thời kỳ lịch sử (Đặng Duy Phúc), Đọc sách Thăng Long – Hà Nội qua các thời kỳ lịch sử (Đặng Duy Phúc) online, Download Ebook Thăng Long – Hà Nội qua các thời kỳ lịch sử (Đặng Duy Phúc) free, Thăng Long – Hà Nội qua các thời kỳ lịch sử (Đặng Duy Phúc) pdf doc prc, Xem sách Thăng Long – Hà Nội qua các thời kỳ lịch sử (Đặng Duy Phúc) online,Tải sách Thăng Long – Hà Nội qua các thời kỳ lịch sử (Đặng Duy Phúc), review sách Thăng Long – Hà Nội qua các thời kỳ lịch sử (Đặng Duy Phúc)