MỘT NGHIÊN CỨU VỀ “THÁI ĐỘ CỦA THANH NIÊN VỚI NGƯỜI GIÀ VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA HỌ VỚI ÔNG BÀ”.PGS.TS Lê Văn Hảo (Chủ biên). NXB Khoa học xã hội. Hà Nội, 2020.
Dù là quốc gia có dân số trẻ nhưng Việt Nam lại đang già hóa theo một tốc độ nhanh chưa từng gặp. Tuổi thọ tăng, trung bình người Việt có khoảng 20 năm làm ông/bà, quãng thời gian rất quan trọng đối với sự phát triển của người trẻ, đối với sức khỏe thể chất và tâm lý của người già và hạnh phúc của gia đình, xã hội. Sự thay đổi những giá trị gia đình, tình trạng gia đình tan vỡ, di cư và tìm kiếm cuộc sống tự do hơn, tỉ lệ gia đình hạt nhân ngày càng tăng có thể khiến cho việc chăm sóc người cao tuổi trở nên khó khăn hơn, trong khi phần lớn họ lại không có lương hưu. Nếu xã hội Việt Nam già đi trước khi giàu (theo nghĩa có đủ nguồn lực để chăm sóc phù hợp cho hơn 10 triệu người cao tuổi), hệ thống phúc lợi “trẻ cậy cha, già cậy con” đang đứng trước một thách thức rất lớn. Thế hệ trẻ trong một xã hội trải qua nhiều biến đổi trong hơn ba thập kỷ Đổi mới vừa qua sẵn sàng về mặt tâm lý xã hội đến mức nàoNULL Nhằm làm rõ vấn đề này, Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản cuốn sách chuyên khảo “Thái độ của thanh niên với người già và mối quan hệ của họ với ông bà”, do PGS.TS Lê Văn Hảo chủ biên.
Nội dung cuốn sách gồm 5 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung
Trong chương này, các tác giả tập trung tổng quan, bàn luận về thái độ của thanh niên với người già và mối quan hệ giữa họ với ông bà của mình trong các nền văn hóa Đông – Tây. Các tác giả cũng xác định và làm rõ những khái niệm cơ bản và phương pháp nghiên cứu, đo lường thái độ, mối quan hệ giữa hai thế hệ, nhìn nhận và kỳ vọng về hiếu thảo.
Chương 2: Thái độ của thanh niên với người già
Chương này tập trung vào nhận thức hay cảm nhận của thanh niên với người già và thái độ (trân trọng hay định kiến) đối với người già. Các tác giả cũng trình bày các kết quả và bàn luận về thái độ với người già của thanh niên trong một số nền văn hóa.
Chương 3: Mối quan hệ giữa thanh niên với ông bà
Trọng tâm của chương này là mối quan hệ giữa hai thế hệ, thể hiện qua nội dung giao tiếp, đặc điểm nổi bật của mối quan hệ, chất lượng và ý nghĩa của mối quan hệ giữa thanh niên và ông bà mình.
Chương 4: Nhìn nhận và kỳ vọng của thanh niên và người già về bổn phận hiếu thảo.
Mối quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều của đạo hiếu. Chương này trình bày các kết quả thu được từ cả hai thế hệ trẻ và già, liên quan đến nhìn nhận và kỳ vọng của họ về hiếu thảo.
Chương 5: Tác động của mối quan hệ thanh niên – ông bà và hiếu thảo tới thái độ với người già.
Kết quả nghiên cứu khẳng định mối quan hệ giữa thái độ của thanh niên với người già nói chung và mối quan hệ giữa họ với ông bà. Số lượng, đặc biệt là chất lượng tương tác giữa hai thế hệ có tác động tích cực tới thái độ của thanh niên với người già nói chung.
Đây là một công trình khá công phu, được các tác giả xem xét, nghiên cứu từ lý thuyết tới thực tiễn trên thế giới và Việt Nam. Từ cơ sở khảo sát trên mẫu nghiên cứu 720 thanh niên và người già ở Hà Nội, Thái Bình và TP Hồ Chí Minh, nghiên cứu thu được một số kết quả đáng chú ý, làm sáng tỏ thêm vấn đề thái độ và quan hệ giữa các thế hệ trong một xã hội đang trải qua biến đổi về nhiều mặt như Việt Nam hiện nay. Hy vọng cuốn sách sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho các nhà nghiên cứu và các độc giả quan tâm.
Xin trân trọng giới thiệu!
Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …
Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…
Tiếng vọngTóm tắt:Giải mã hiện thực tâm lý và sự thật cuộc sốngTiếng vọng là…
65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…
Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…
Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…
Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…