Tác phẩm này, “Tam Pháp Độ Luận”, nghiên cứu ngữ học và giáo thuyết (Le Traité des Trois Lois), là một luận án Tiến sĩ Đệ tam cấp do Cố Hòa thượng Thích Thiện Châu thực hiện và bảo vệ tại đại học Sorbonne (Paris), cùng với luận án Tiến sĩ Quốc gia về Văn học và Khoa học nhân văn (Docteur d’Etat és lettres et Sciences humaines), Văn học của các nhà Nhân thể luận trong Phật giáo cổ đại (La littérature des Personalistes dans le Bouddhisme Ancien) là một khám phá mới về một tư liệu giáo điển của Độc Tử bộ (Vatniputriya) và của học thuyết Nhân thể (Pudgalavada). Cả hai công trình này và nhiều tác phẩm khác của Hòa thượng là những tặng phẩm quý giá lưu lại cho đời.

Hòa thượng Thích Thiện Châu xuất thân từ Tổ đình Từ Đàm, Huế. Được sự dạy dỗ của quí Hòa thượng có uy tín trong thiền môn như Hòa thượng Trí Quang, Hòa thượng Thiện Siêu về giáo lý uyên thâm của Đại thừa. Sau đó, Hòa thượng Thiện Châu khi còn là học Tăng đã lần lượt qua các trường lớp ở các Phật học Viện Báo Quốc, Huế, Phật học Viện Trung Phần – chùa Hải Đức, Nha Trang – trong thập niên 50 của thế kỷ trước. Thời bấy giờ Hòa thượng là Giảng sư trẻ nhất, được sự mến mộ của các Phật tử khắp các tỉnh miền Trung và miền Nam.

Cơ may xuất ngoại đã đến, năm 1961 được học bổng của Chính phủ Ấn, Hòa thượng sang du học tại trường Đại học Nalanda (Ấn Độ), và đã đậu Cử nhân Pàli (Pàlyacharya) và Cử nhân Anh văn. Đến năm 1966, Hòa thượng sang Anh quốc nghiên cứu tại Học viện Đông phương và Phi châu (School of Oriental and African Studies). Năm 1967 Hòa thượng sang Pháp theo lời mời của Hội Phật tử Việt Nam tại Pháp để hoằng dương Chánh pháp cho đến ngày viên tịch, tiết Trung thu năm Mậu Dần, 1998.

VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM

Theo Taishô Issaikyô, Tam Pháp Độ Luận là một Luận thư khoảng 15 trang cộng với 223 câu hỏi đáp. Tên được xác lập lại theo Sanskrit, Tridharmakasàstra, trình bày có hệ thống những khái niệm cốt lõi được ghi chép rải rác trong các bộ A-hàm (Àgama). Luận thư này khảo sát 3 điểm giáo thuyết, theo luận đề:
“Tri kiến về thiện pháp (kusala), bất thiện pháp (akusala) và căn để (nisraya), tạo thành cửa Pháp dẫn tới An Lạc Tối Thượng”.

Được gọi là Tam Pháp Độ Luận vì nó nghiên cứu các điểm giáo thuyết nhà Phật theo con số 3, gồm trong 3 chương chính : công đức, bất thiện và căn để. Mỗi chương lại có 3 tiết, mỗi tiết nhắm đến một chủ đề nhất định được khảo cứu trong 3 tiểu đề khác nhau.

Mục lục
Phần một :Tổng quan
A. Tên sách và cách Dàn ý
B. Tác giả, Luận giả và Dịch giả
  I. Tác giả
  II. Luận giả
  III. Các dịch giả
C. Niên đại
D. Ngôn ngữ
E. Công việc phiên dịch
F. Chủ thuyết đặc thù
G. Học phái Gốc của Tam pháp độ luận

Phần hai: Phân tích chi tiết Tam pháp độ luận 
A. Chương một: Thiện Pháp (Kusala)
B. Chương hai: Bất Thiện Pháp (Akusala)
C Chương ba : Căn để (Nisraya)

Phần ba :Các Luận đề của Độc Tử Bộ

Phần bốn :Các điểm giáo pháp quan trọng của Tam pháp độ luận

Phần năm :Các bản văn tương tự với Tam pháp độ luận

L. Tạp A-hàm chú giải
. Chính lượng bộ tập luận
Kết Luận
Thư mục

 

<

vinhquang

Share
Published by
vinhquang

Bài mới đăng

Hoa Tàn Trong Sương _SKY

Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…

1 năm ago

Tiếng vọng

Tiếng vọngTóm tắt:Giải mã hiện thực tâm lý và sự thật cuộc sốngTiếng vọng là…

1 năm ago

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…

1 năm ago

Ghi Chép Pháp Y – Khi Tử Thi Biết Nói ( az)

Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…

1 năm ago

Lẽ Sống – Yes To Life In Spite Of Everything _FN

Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…

1 năm ago