GIỚI THIỆU SÁCH
1. Tác giả
Tác giả Ngô Quang Huy quê ở làng Bảo An, vùng Gò Nổi, tỉnh Quảng Nam, là Giáo sư-Tiến sĩ ngành Vật lý, suốt năm mươi năm qua làm công tác nghiên cứu khoa học và giảng dạy trong chuyên ngành Vật lý hạt nhân, và là cháu ngoại của Phan Khôi.
GS-TS Ngô Quang Huy vẫn tiếp tục làm công việc nghiên cứu bằng cái vốn chuyên môn sẵn có của người cả đời làm khoa học, nhưng lần này trên một địa hạt khác là nghiên cứu văn học. Theo tôi, tác phẩm là kết quả từ sự thôi thúc tự thân của tác giả với tư cách là độc giả trước các tác phẩm của một nhà báo lớn trong lịch sử báo chí Việt Nam. Trách nhiệm và tình cảm của một người cháu ngoại cũng có, nhưng nó chỉ thôi thúc anh làm việc ngày đêm để hoàn thành tác phẩm kịp kỷ niệm 130 năm ngày sinh Phan Khôi, chứ không bởi nội dung tác phẩm.
2. Mục lục
Lời nhà xuất bản
Lời tựa
Lời đầu sách
Chương 1: Tác phẩm Phan Khôi – Đọc và suy ngẫm
I. Tôi đến với các tác phẩm của Phan Khôi
II. Phác thảo chân dung Phan Khôi
III. Bộ sưu tập Phan Khôi – Tác phẩm đăng báo
IV. Đọc và viết về Phan Khôi
V. Lời kết
Chương 2: Bài thơ Tình già – Một sáng tạo có tầm ảnh hưởng rộng lớn đến nền thi ca Việt Nam
I. Hơn mười năm tìm hiểu, đánh giá thơ cũ và thai nghén ý tưởng về thơ mới 66
II. Bài thơ Tình già, một dấu ấn kinh điển đặt nền móng cho thơ mới
III. Phan Khôi, người sáng lập ra một trong ba thể thơ của Việt Nam
IV. Kết luận
Chương 3: Cuộc tranh luận Duy tâm hay Duy vật giữa Phan Khôi và Hải Triều, nhìn lại sau tám mươi năm
I. Tóm tắt nội dung cuộc tranh luận
II. Chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật
III. Ý nghĩa của các từ vật chất và tinh thần trong tiếng Việt và trong bài báo của Phan Khôi
IV. Quan hệ giữa tri thức và sản phẩm
V. Vai trò của tri thức trong nền kinh tế hiện đại
VI. Trở lại với cuộc tranh luận Duy tâm hay Duy vật
VII. Lời kết
Chương 4: Phan Khôi với luận lý học
I. Phan Khôi tự học và áp dụng luận lý học
II. Luận lý học
III. Khái niệm và phán đoán
IV. Các quy luật cơ bản của luận lý học
V. Ba quy tắc trong phép suy luận
VI. Chứng minh, bác bỏ và ngụy biện
VII. Luận lý học và tranh luận
VIII. Kết luận
Chương 5: Phan Khôi với các quan điểm ngược chiều về lịch sử
I. Về việc bỏ Triệu Đà ra ngoài sử Việt
II. Bác cái thuyết “Nước Pháp giúp nước Nam hồi cuối thế kỷ XVIII”
III. Địa vị của Thái Phiên và Trần Cao Vân trong cuộc biến ở Huế năm 1916
IV. Về ngày quốc sỉ 23.5 âm lịch hay 5.7.1885 – kinh thành Huế thất thủ
V. Trên lịch sử nước ta không có chế độ phong kiến
VI. Xóa một cái án trong lịch sử: Thân oan cho Võ hậu
VII. Một vài sự kiện lịch sử
VIII. Quan niệm về làm sử học
IX. Kết luận
Chương 6: Phan Khôi, nhà Việt ngữ học nghiệp dư đầy tâm huyết
Phần A
Các đóng góp của Phan Khôi trong sự phát triển chữ quốc ngữ đầu thế kỷ XX
I. Tóm tắt lịch sử chữ quốc ngữ và sự phát triển của nó ở thời kỳ đầu thế kỷ XX
II. Phan Khôi đấu tranh cho sự thống nhất tiếng Việt trong cả nước
III. Phan Khôi cổ động phong trào viết đúng chữ quốc ngữ
IV. Phép làm văn và văn pháp tiếng Việt
V. Danh từ ngữ pháp và ngữ pháp tiếng Việt hiện đại
Phần B
Các công trình nghiên cứu của Phan Khôi về ngữ pháp tiếng Việt
VI. Tiền danh từ và quán từ
VII. Cách đặt động từ
VIII. Cách đặt đại danh từ
IX. Phân tích vần quốc ngữ
X. Tiếng đệm và những tiếng đệm bằng ang và ac
XI. Hư từ trong Truyện Kiều
XII. Chữ gia nghĩa giảm
XIII. Những chữ có họ với nhau
XIV. Cách dùng lời quả quyết và lời hồ nghi
XV. Dạy văn pháp tiếng Việt bằng phương pháp cú bản vị
XVI. Mấy đặc điểm trong tiếng Việt
XVII. Những con số không nhất định trong từ ngữ
XVIII. Kết luận
3) Lời tựa
“Tác phẩm Phan Khôi – Đọc và suy ngẫm của tác giả Ngô Quang Huy là một bước tiến dài trên con đường nghiên cứu, tiếp thu và phát huy những giá trị văn hóa của quá khứ cho cuộc sống của chúng ta hôm nay và mai sau, mà Phan Khôi – Chương Dân chỉ là một đại diện.
Con đường đó khởi đầu bằng một sự cố của lịch sử cách đây sáu mươi năm, 1958. Tên tuổi trí thức và văn nghệ sĩ ở miền Bắc sau thời kỳ 1956-1958 bị biến mất khỏi đời sống, phải chờ đến hơn ba mươi năm, sau cái mốc 1986 – dù không hề nhận được lời xin lỗi nào mà chỉ dựa vào một động thái gọi là phục hồi theo cách rất không chính thức – cũng đã lặng lẽ xuất hiện trở lại với hình hài nhợt nhạt. Trong thời kỳ lịch sử đó, Phan Khôi là người chịu tổn thất nặng nề về nhân cách, phẩm giá và danh dự, vì cao tuổi nên qua đời ngay sau đó, nhưng rồi ông cũng đã trở lại bằng một cách rất riêng từ chính những gì ông có lúc sinh thời. Vốn dòng dõi nhà quan, nhưng đến cuối đời Phan Khôi là kẻ trắng tay, nên cái ông có lúc sinh thời chỉ duy nhất là các tác phẩm ông đã sáng tạo ra trong suốt cuộc đời cầm bút của mình. Từ năm 1992 người ta phải trả ông về lại vị trí người mở đầu phong trào Thơ mới. Năm 1996 tái bản tác phẩm phê bình văn học đầu tiên của Việt Namlà Chương Dân thi thoại. Năm 1997 tái bản tác phẩm nghiên cứu tiếng Việt đầu tiên dưới thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là Việt ngữ nghiên cứu. Càng về sau các công việc mà người đời làm về Phan Khôi càng nhiều hơn, đó là các tác phẩm viết về ông và sự nghiệp của ông, như Nhớ cha tôi – Phan Khôi của Phan Thị Mỹ Khanh (2001, 2017), Phan Khôi – Tiếng Việt, Báo chí và Thơ mới của Vu Gia (2003), sưu tập Sông Hương – Tuần báo ra ngày thứ bảy của Phạm Hồng Toàn (2009), bộ phim tài liệu Con mắt còn có đuôi của đạo diễn Huỳnh Hùng (2012) được phát nhiều lần trên các kênh truyền hình Trung ương và địa phương, Nắng được thì cứ nắng – Phan Khôi từ Sông Hương đến Nhân Văn của Phan An Sa (2013). Song hành với các công trình ấy là rất nhiều những bài báo của các tác giả trong nước, ngoài nước viết về Phan Khôi xuất hiện trên tất cả các loại hình báo chí, trên các trang web, các blog cá nhân. Các cuộc sinh hoạt học thuật về Phan Khôi được diễn ra, như cuộc Tọa đàm kỷ niệm 120 năm ngày sinh của ông tại Hà Nội của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam (2007), cuộc Hội thảo Khoa học Phan Khôi – Những đóng góp trên lĩnh vực văn hóa dân tộc của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam (2014). Một số con đường ở Thành phố Đà Nẵng, Thành phố Tam Kỳ và Thị xã Điện Bàn quê hương Phan Khôi đã được mang tên ông. Và mới đây, ngày 24.3.2017 Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh bình chọn và tôn vinh Phan Khôi là DANH NHÂN VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI HIỆN ĐẠI nhằm tưởng nhớ và tri ân một trong những danh nhân văn hóa tiêu biểu, góp phần gìn giữ và lan tỏa những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộ”
(Trích Lời tựa, Tác phẩm Phan Khôi đọc và suy ngẫm (tập 1), Ngô Quang Huy, Nhà xuất bản Tri thức 2017)
* Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, ..
<
Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…
65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…
Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…
Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…
Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…