Sài Gòn Chốn Chốn Rong Chơi
Năm 2016, tác giả Trần Nhật Vy đã ra mắt quyển sách Sài Gòn chốn chốn rong chơi. Dường như tác giả có dự cảm không mấy vui về những nét đẹp lịch sử dần dần sẽ biến mất trong tiến trình phát triển đô thị hiện đại.
Chúng ta đang sống trong thời đại mà văn hóa được tôn vinh. Ở nhiều nơi trên thế giới người ta đưa vào chương trình giáo khoa để dạy học sinh ngay từ cấp dưới những hiểu biết về lịch sử của thành phố nơi mình đang sinh sống. Có như vậy, thì người ở thành phố mới cảm thấy tự hào với những điều hay, cái đẹp và biết cách gìn giữ, trân trọng. Thế nhưng, dưới nhiều hình thức, chúng ta đang tàn phá những dấu vết quá khứ của chính chúng ta, cắt đứt niềm tự hào và sự hiểu biết của Sài Gòn từng một thời là Hòn ngọc Viễn Đông. Đó có phải là điều chúng ta muốn không? Chắc là không. Nhưng nếu hiểu biết, có lòng, có tâm mà thiếu sự bảo vệ bằng chính sách luật pháp thì không chóng thì chầy những cổ tích cũng sẽ biến mất theo thời gian.
Gần đây, khi làm ga xe điện ngầm, thương xá Tax và hàng cây trước Nhà hát Thành phố cũng bị phá dỡ và đốn bỏ khiến người thành phố bức xúc. Ngay cả người nước ngoài không dính dáng gì đến thành phố cũng thấy tiếc! Rồi có tin Ủy ban nhân dân quận 1 đề nghị đập và xây lại trụ sở. Việc nầy rất bình thường, nếu xuất phát từ yêu cầu công việc và có tiền. Điều duy nhứt khiến nhiều người thấy không nên là ngôi nhà hiện đang làm trụ sở Ủy ban nhân dân quận 1 chính là Câu lạc bộ thể thao dành cho sĩ quan của Pháp, xây dựng năm 1870. Sau gần 150 năm tồn tại, ngôi nhà nầy xứng đáng là một di tích về kiến trúc mỹ thuật của thành phố. Vâng ngôi nhà ấy cũng chính là dinh Thượng Thơ – một di sản kiến trúc được giới truyền thông và người dân quan tâm trong suốt thời gian qua.
Trong lần tái bản “Sài Gòn chốn chốn rong chơi” lần thứ nhất này, tác giả Trần Nhật Vy sẽ tiếp tục gửi gắm những góc nhìn sâu sắc và lắng đọng qua nhịp thở thời gian. Liệu thời gian có thể làm mọi thứ thay đổi? Thời gian có làm biến mất đi những dấu ấn lịch sử vô giá hay không? Làm sao để bảo vệ những dấu ấn lịch sử trong thời đại phát triển nhanh chóng hiện nay ở Thành phố Hồ Chí Minh.
So với nhiều địa phương, thành phố chúng ta khá trẻ nhưng trẻ không có nghĩa là không có gì “xưa cổ” để gìn giữ. Lịch sử của người thành phố chính là lịch sử phát triển của thành phố. Nhiều con đường, nhiều gốc cây và nhiều địa điểm quan trọng khác tại thành phố từng là chứng nhân lịch sử của sự hình thành và phát triển thành phố, dù trải qua hàng mấy trăm năm, vẫn mang trong mình hồn cũ, dấu xưa, nhắc nhớ người dân thành phố về một thời đã qua. Một thời, với những dấu vết, đã làm nên Sài Gòn – Hòn ngọc Viễn Đông – và Thành phố Hồ Chí Minh hôm nay. Trong đó có những nguồn tư liệu quan trọng với nhiều chi tiết lịch sử mà chúng ta cần quan tâm, tìm hiểu.
Có biết yêu quý thành phố, biết gìn giữ vốn cổ thì chúng ta mới có một cuộc sống đúng mực trong tương lai.
Giới thiệu về tác giả Trần Nhật Vy:
Tên thật: Nguyễn Hữu Vang.
Sinh ngày 26-1-1956 tại thị xã Cao Lãnh, Đồng Tháp.
Sống và lớn lên ở quê mẹ Bà Điểm, Hóc Môn.
Từng học tại Đại học Văn khoa Sài Gòn (khoa Triết). Sau 1974, công tác ở Bảo tàng Cách mạng (nay là Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh) thuộc Sở Văn hóa- Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh.
Từ 1981 đến đầu năm 2016 làm phóng viên, rồi biên tập viên báo Tuổi Trẻ. Nay đã nghỉ hưu.
Các tác phẩm đã in: Khúc dạo đầu, Huyền thoại một dòng thác, Mười tám thôn vườn trầu, Chữ quốc ngữ: 130 năm thăng trầm, Kim Vân Kiều truyện, Từ Bến Nghé đến Sài Gòn, Ba nhà báo Sài Gòn, Chuyện nghề báo nhà báo Sài Gòn thưở ban đầu, Văn chương Sài Gòn 1881-1924 – tập 1, Văn chương Sài Gòn 1881 -1924 : Văn xuôi – tập 2…
<
Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…
Tiếng vọngTóm tắt:Giải mã hiện thực tâm lý và sự thật cuộc sốngTiếng vọng là…
65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…
Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…
Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…
Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…