Sách Mở Đôi Mắt Kim Cương

MỞ ĐÔI MẮT KIM CƯƠNG

● Nhà xuất bản: NXB Tôn Giáo
● Đơn vị phát hành: Công ty Xuất bản Thiện Tri Thức
● Ngày xuất bản: 07/2023
● Tác giả: Đương Đạo Nguyễn Thế Đăng
● Số trang: 164 trang
● Khổ sách: 13 x 19 cm

Cuốn sách dành cho những ai quan tâm tới:

– Mong muốn thấu hiểu lời Phật dạy một cách khoa học, trực tiếp
– Mong muốn ứng dụng hiệu quả những triết lý trí tuệ Phật giáo trong đời sống hàng ngày
– Sự vận hành của tâm thức
– Vũ trụ, vật lý lượng tử, mối liên kết giữa khoa học và Phật giáo
– Các bản luận chú giải kinh điển được viết bằng ngôn ngữ dễ tiếp cận, truyền cảm hứng

TRÍCH ĐOẠN HAY

– Phước đức và Công đức

Tu Bồ Đề! Nếu có Bồ tát đem bảy báu đầy cả các thế giới nhiều như số cát sông Hằng dùng để bố thí, nếu lại có người biết tất cả pháp là vô ngã, được thành tựu Nhẫn, thì công đức Bồ tát này hơn Bồ tát trước. Vì sao thếNULL Vì những Bồ tát ấy chẳng thọ phước đức.

Tu Bồ Đề bạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Thế nào là Bồ tát không thọ phước đức?

Tu Bồ Đề! Bồ tát tạo phước đức mà chẳng tham vướng phước đức, cho nên nói là chẳng thọ phước đức.

Bố thí thì tạo ra phước đức. Phước đức thì dù có lớn lao bao nhiêu cũng vẫn nằm trong ba cõi, vì phước đức đó có nhân là những vật hữu vi thì quả cũng là quả hữu vi. Còn bố thí mà ở trong tánh Không, nghĩa là Vô tướng, Vô niệm, và Vô trụ, thì đó không còn là phước đức mà là công đức. Bố thí ấy đồng đẳng với tánh Không.

Tạo ra phước đức mà “chẳng thọ”, vì biết người tạo ra là vô ngã, vô tự tánh và cái được tạo ra là vô ngã vô tự tánh. Biết được và chịu đựng được cái biết khó chịu đựng này gọi là Nhẫn. Nhẫn cho đến chứng ngộ được các pháp chẳng từng sanh ra, gọi là Vô sanh pháp nhẫn. Đến đây mới hết bốn tướng ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả.

Chẳng thọ đích thực là vì biết tất cả các pháp chưa từng sanh. Bồ tát ở địa thứ tám Vô sanh pháp nhẫn này mới hoàn toàn thoát khỏi sự sanh ra của các tướng và các tưởng, nghĩa là hoàn toàn thoát khỏi sanh tử.

* Tác giả: Đương Đạo Nguyễn Thế Đăng là một nhà sư, thuộc thế hệ thứ ba của Tổ Khai sơn chùa Tây Tạng ở Bình Dương là Thiền sư Nhẫn Tế (1888 – 1951). Tổ vốn thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 40, từng sang Ấn Độ, Nepal và Tây Tạng tham bái và tu học. Tổ đã cầu đạo ở Tây Tạng, đắc pháp và được ban cho pháp danh Thubten Osel bởi những vị cao cấp của dòng Mũ Vàng (Gelugpa). Sau hơn một năm ở Tây Tạng, Tổ được phép trở về Việt Nam để lập chùa Tây Tạng, Bình Dương.

Nhiều năm qua, tác giả Nguyễn Thế Đăng đã viết hàng trăm bài đăng trên Văn Hóa Phật Giáo. Tuần san và Nguyệt san Giác Ngộ cũng đã đăng hàng chục bài của tác giả, chưa kể các báo điện tử như , thuvienhoasen, , , … mỗi báo cũng đã đăng hàng chục bài.

Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng)…..

vinhquang

Share
Published by
vinhquang

Bài mới đăng

Hoa Tàn Trong Sương _SKY

Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…

1 năm ago

Tiếng vọng

Tiếng vọngTóm tắt:Giải mã hiện thực tâm lý và sự thật cuộc sốngTiếng vọng là…

1 năm ago

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…

1 năm ago

Ghi Chép Pháp Y – Khi Tử Thi Biết Nói ( az)

Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…

1 năm ago

Lẽ Sống – Yes To Life In Spite Of Everything _FN

Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…

1 năm ago