1. Giải mã chuyên sâu ngữ pháp HSK giao tiếp (tập 1)
Tác giả: Lê Oanh – Nguyễn Hà Nhiên
Số trang: 276
Năm xuất bản: 2020
Nhà Xuất Bản: Hồng Đức
Nội dung sách: Cuốn “GIẢI MÃ CHUYÊN SÂU NGỮ PHÁP HSK GIAO TIẾP” là một cuốn sách kết hợp phân tích chuyên sâu ngữ pháp HSK và nâng cao năng lực giao tiếp, nghe nói phản xạ.
Cuốn sách là sự lựa chọn tốt nhất cho những người tự học Tiếng Trung, người kém ngữ pháp, giao tiếp kém, kĩ năng biên phiên dịch còn yếu,…
Với thời lượng ba tháng để học hoàn thiện cuốn sách, chúng tôi cam kết về chất lượng, độ chính xác và hiệu quả đạt được cho người học.
Cuốn sách được biên soạn theo lộ trình của giáo trình BOYA – giáo trình mới nhất của đại học ngôn ngữ Bắc Kinh được sử dụng tại các trường đại học lớn tại Trung Quốc và Việt Nam.
Với hơn 30 chủ điểm trong đời sống: Du lịch, hỏi đường, buôn bán, thời tiết, quần áo,… và hơn 100 cấu trúc ngữ pháp quan trọng trong mỗi bài học, cuốn sách “GIẢI MÃ CHUYÊN SÂU NGỮ PHÁP HSK GIAO TIẾP” trở thành một nguồn động lực lớn cho những ai đang chinh phục tiếng Trung giao tiếp, HSK.
Nội dung từng bài được thiết kế khoa học từ dễ đến khó, bao gồm 4 phần:
Phần 1: Đưa ra điểm ngữ pháp, định nghĩa, công thức, cách sử dụng và đầy đủ các trường hợp sử dụng của ngữ pháp trọng điểm
Phần 2: Ở mỗi điểm ngữ pháp, có từ 2-4 ví dụ minh họa cách sử dụng, các ví dụ được thiết kế tùy theo mục đích người học, ví dụ mang tính học thuật dành cho người học thi HSK và ví dụ giao tiếp đời sống.
Ngoài ra có sự đan xen giữa hội thoại và đoạn văn giúp người học thực hành giao tiếp, thực hành luyện viết theo đoạn văn ngắn. Toàn bộ ví dụ, hội thoại và đoạn văn đều có đầy đủ phiên âm, chữ Hán, và tiếng Việt để tiện tra cứu và tự học.
Phần 3: Mở rộng ngữ pháp, đây là phần nâng cao, cung cấp cho người học cách sử dụng tương tự, những cách dùng nào dùng nhiều trong khẩu ngữ hoặc văn viết, các ví dụ dài hơn vừa mang tính hàn lâm vừa mang tính giao tiếp đời sống.
Phần 4: Sau khi phân tích tỉ mỉ từng điểm ngữ pháp, cuốn sách đã thiết kế phần bài tập đa dạng bao gồm : dịch trung việt, việt trung, chữa lỗi sai, điền từ vào chỗ trống, sắp xếp câu, ….
đảm bảo cho người học hiểu rõ và ứng dụng được 100% điểm ngữ pháp.
Nội dung ví dụ xoay quanh chủ điểm của bài như mua bán, mặc cả để người học học có hệ thống. Điểm đặc biệt của cuốn sách phù hợp với người tự học đó chính là:
Sách có AUDIO nghe toàn bộ ví dụ hơn 100 chủ điểm ngữ pháp do Thạc sĩ Oanh Lê (phát âm chuẩn như người bản xứ) cùng chuyên gia ngôn ngữ Trung Quốc thu âm.
Là cuốn sách song ngữ, có phiên âm đầy đủ cho hệ thống ngữ pháp và ví dụ, phiên âm chuẩn xác dễ dàng luyện đọc, luyện giao tiếp.
1. Siêu trí nhớ chữ Hán tập 01 (In màu, có Audio nghe)
Nội dung sách: Giúp bạn dễ dàng nhớ ngay 1000 chữ Hán chỉ sau 2 tháng thông qua mẹo nhớ và hình ảnh dễ hiểu.
Tác giả: Diệu Hồ – Phạm Thành Luân
Số trang: 250
Năm xuất bản: 2019
Nhà Xuất Bản: Đà Nẵng
Cách nhớ chữ Trung Quốc (chữ Hán)
a. Nhớ chữ Hán bằng các bộ thủ
Bộ thủ chính là cách nhớ chữ Hán hiệu quả nhất, mỗi bộ thủ trong tiếng Hán lại biểu hiện một hiện tượng sự vật riêng.
Nhớ được các bộ thủ đó chính là đã nhớ cách viết tiếng Trung như thế nào.
Và việc còn lại chính là ghép các bộ thủ đó với nhau để tạo nên được một chữ hoàn chỉnh.
vd: chữ 安 Ở trên là bộ 宀 miên => mái nhà mái che, Ở dưới là bộ女 nữ => nữ giới, con gái, đàn bà.
Người phụ nữ ở dưới trong nhà thì rất “an” toàn. Ví dụ: 安全 (Ānquán) – An Toàn.
Mẹo nhỏ cho những người mới học viết tiếng Trung có thể nhớ đó là dùng các mảnh giấy nhớ, ghi lại những bộ thủ hay những từ mới bằng việc tập viết tiếng Trung.
Để những mảnh giấy nhớ đó ở những nơi dễ thấy. Việc nhìn liên tục đó sẽ giúp bạn vừa có thể nhớ chữ vừa có thể nhớ từ.
b. Cách nhớ chữ Hán qua thơ
Các từ chữ Hán được học bằng cách gieo vần nhịp để người học nhớ chữ Hán dễ hơn như:
“Chim chích mà đậu cành tre
Thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm”
(Chữ Đức)
Hay:
“Tai nghe miệng nói đít làm vua”.
(Chữ Thánh)
Nhớ chữ Hán bằng cách vẽ lại những từ đấy. Nhớ các nét, mô phỏng lại và vẽ, đây là một trong những cách rất tốt để nhớ chữ Hán
Chữ Hán có hai cách viết là giản thể và phồn thể. Đa phần các giáo trình tiếng Trung đều là chữ giản thể do đó rất nhiều trường hợp đã gặp lúng túng khi tiếp xúc với chữ phồn thể.
Nếu để ý thì cách chữ phồn thể có cách viết chỉ khác chữ giản thể một chút. Trong quá trình học, đừng ngần ngại mà nhờ giáo viên chỉ hướng dẫn cách viết chữ phồn thể (viết tiếng trung) nếu công việc của bạn phải tiếp xúc với kiểu chữ này.
3. Vd về cách ghép các bộ trong tiếng Trung
想Chữ “xiăng” gồm có 3 bộ ghép lại : bộ Mộc, bộ Mục và bộ Tâm (bộ Mộc ở bên trái viết trước, sau đó tới bộ Mục ở bên phải, cuối cùng là bộ Tâm ở dưới.)
船 Chữ “chuán” gồm có 3 bộ ghép lại : bộ Chu, bộ Nhi và bộ Khẩu (bộ Chu ở bên trái viết trước, bộ Nhi ở bên phải nằm trên viết sau, cuối cùng là bộ khẩu ở dưới)
Viết và học từ mới mỗi ngày: Tiếng Trung không giống như tiếng Việt. Bởi có hệ thống chữ cái là chữ tượng hình, vì vậy một quyển vở ô ly có thể giúp chúng ta căn được các nét và tập viết sao cho chuẩn.
Hãy chọn bút ngòi mềm (bút chì, bút nước, bút mực không có ngòi thanh đậm). Chúng sẽ giúp nét bút mềm mại và thanh thoát hơn. Muốn chữ viết được đẹp và có tiến bộ, đầu tiên hãy dùng bút chì và bút nước để luyện trước nhé!
Đã có vở và bút, tiếp theo là thể hiện sự quyết tâm chinh phục tiếng Trung đi nào. Bằng sự chăm chỉ học từ mới mỗi ngày, bạn sẽ thấy mình tiến bộ vượt bậc.
Hãy học cách luyện tập ngữ pháp. Bằng cách viết thật nhiều ví dụ và sử dụng cấu trúc ngữ pháp + từ mới thì sẽ không bị mau quên! Bạn có thể tự đặt ra chỉ tiêu viết mỗi từ mới lần đầu là 5 dòng. Tiếp theo những ngày sau học lại chỉ cần viết lại 1 dòng.
Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …