Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy

Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy

Sách Bách Trượng thanh quy vốn do Đại sư Bách Trượng Hoài Hải (720- 784) biên soạn vào thế kỷ thứ 8, đời Đường, là một nỗ lực nhằm tập hợp, hệ thống hoá, làm cương lĩnh sinh hoạt cho Tăng Ni tại các Tòng lâm ở Trung Hoa, sau khi Phật giáo đã du nhập và phát triển nơi đất nước rộng lớn này gần 7 thế kỷ. Bách Trượng Thanh Quy đã được lưu hành rộng khắp nơi, có giá trị như một kim chỉ nam hướng dẫn mọi sinh hoạt trong đời sống của người xuất gia, trải qua mấy trăm năm. Nhưng rồi Bách Trượng thanh quy đã bị thất lạc. Đến thập niên 30 của thế kỷ 14, đời vua Thuận Đế nhà Nguyên, thiền sư Đông Dương Đức Huy – cháu nối dòng pháp đời thứ 18 của tổ Bách Trượng đã tạo được sự hỗ trợ tốt đẹp từ triều đình nhà Nguyên, căn cứ theo các bộ Thanh Quy hiện hành, đối chiếu với truyền thống sinh hoạt nơi Tổ đình núi Bách Trượng, tham khảo các tài liệu đã trích dẫn từ Bách Trượng thanh quy, tu chính, bổ khuyết để soạn thành Bộ Thanh Quy mới mang tính hoàn chỉnh, đó là bộ Sắc tu Bách Trượng thanh quy nổi tiếng, truyền đến ngày nay.

Bản Việt dịch Sắc tu Bách Trượng thanh quy của Hòa thượng Thích Phước Sơn và Lý Việt Dũng căn cứ theo bản hiện có trong Taishō, N0 2025, T.48, được phân làm hai tập:

Tập 1: Từ quyển 1 đến quyển 4 gồm 6 chương: Chúc Ly, Báo Ân, Báo Bổn, Tôn Tổ, Trụ Trì, Lưỡng Tự.

Tập 2: Từ quyển 5 đến quyển 8, gồm 3 chương: Đại Chúng, Các Ngày Vía và Pháp Khí. Nơi mỗi chương được chia làm nhiều tiểu mục. Mỗi một tiểu mục, nhị vị Dịch giả đều thực hiện:

  • In nguyên bản chữ Hán.
  • Phiên âm.
  • Dịch nghĩa.

Phần chú thích được tập hợp hầu hết các thuật ngữ trong thiền môn, sắp xếp theo mẫu tự ABC đặt ở cuối sách. Ngoài ra, phần Phụ lục gồm 1 bài Minh, 1 bài Ký, 2 bài Tựa cũng được Việt dịch, giới thiệu.

Tính chất “Sắc tu” của sách Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy được thể hiện rõ nơi hai chương đầu (Chúc ly, Báo ân) thuộc quyển 1, với các tiểu mục như: Lễ chúc thọ Thánh hoàng, lễ chúc thọ Hoàng thái tử…(chương Chúc Ly). Các ngày Giỗ kỵ Quốc gia, Cầu đảo…(chương Báo Ân). Hai chương Báo Bổn, Tôn Tổ thuộc quyển 2 gồm 6 tiểu mục: Lễ Phật Đản sinh, Lễ Phật Thành đạo và Bát Niết bàn (chương Báo Bổn), Lễ giỗ kỵ Tổ Bồ Đề Đạt Ma, Lễ giỗ kỵ Tổ Tôn Tổ) nêu rõ về các ngày Lễ, ngày Giỗ mang tính căn bản, tính nhớ nguồn của người tu Phật nơi các Tự viện. Từ chương 5 (Trụ Trì) đến chương 9 (Pháp Khí) là phần chính của sách, nên sự ghi nhận, mô tả ở đấy là rất chi tiết, đầy đủ. Chẳng hạn như chương Trụ trì gồm 6 phần: công việc hằng ngày của Trụ trì, Thỉnh tân Trụ trì, Vào Tự viện mới, Thoái viện, Qua đời, Thương nghi tiến cứ tân Trụ trì, với hơn 50 tiểu mục. Hoặc chương Đại chúng (Chương 7) gồm 23 phần với hơn 30 tiểu mục. Chương Pháp khí (chương 9) gồm 7 phần (Chuông, Bảng, Mõ, Chuỳ, Khánh, Não bạc, Trống) riêng Chuông có 3 tiểu mục, Trống có 6 tiểu mục v.v…

Một điều cần được nhấn mạnh trong những tư duy liên hệ ở đây là: Bên Trung Hoa, sách Bách Trượng thanh quy của Đại sư Hoài Hải ra đời sau khi Phật Giáo Trung Quốc đã có đến 700 năm lịch sử. Và khi Sắc tu Bách Trượng thanh quy được ấn hành, phổ biến thì Phật giáo Trung Quốc đã tồn tại cùng phát triển trên 1300 năm. Ở Việt Nam, chỉ kể về thời hiện đại, từ khi có phong trào chấn hưng Phật giáo dấy khởi khắp ba miền vào thập niên 30 của thế kỷ 20, cùng với công việc chuyển dịch để hình thành Đại tạng Kinh Việt Nam, hơn 70 năm sách Sắc tu Bách Trượng thanh quy mới được Việt dịch. Thời gian rồi cứ trôi đi. Rất nhiều, rất nhiều hình tướng rồi cũng đổi thay chuyển biến. Nhưng có những thứ là bất biến, là thường trụ. Vì thường trụ trên nẻo vô thường nên cần phải được duy trì, bảo vệ. Ở đây chính là tính chất “Thanh quy”, tính chất “Thanh tịnh hoà hợp” trong sinh hoạt nơi các Tự viện. Đó có lẽ là bức thông điệp ngắn gọn mà sâu xa của sách Sắc tu Bách Trượng thanh tuy muốn gởi đến cho hàng Phật tử xuất gia trong mọi thế hệ, thời đại.

Bàn về các giáo phái của Phật giáo phát triển toàn thịnh, Giáo sư Tưởng Duy Kiều (1872-?) xác nhận: “Phật giáo tuy xuất xứ tại Ấn độ nhưng các giáo phái được mở mang rực rỡ đặc biệt và sự nghiên cứu tổ chức có hệ thống, chúng ta thấy chỉ có ở nước Trung hoa”. (Đại cương triết học Phật giáo, Thích Đạo Quang dịch, 1958, trang 61). Học giả Phạm Công Thiện đã đánh giá về 10 Huyền Môn của Tông Hoa Nghiêm: “Tất cả siêu hình học, tất cả triết học, tất cả ý niệm, tất cả hệ thống tư tưởng của phương Đông và phương Tây, tất cả hệ thống tư tưởng từ Platon, Aristote v.v… đều là một phần, một mảnh trong 10 Huyền Môn trên”. (Hố Thẳm Tư Tưởng, Nhà xuất bản An Tiêm, 1967, trang 146).

Những nêu dẫn như thế giúp chúng ta thấy, Đại Tạng Kinh Việt Nam, để có được sự phong phú ngoài công việc biên dịch ba tạng Kinh, Luật, Luận theo hệ Nam truyền và Bắc truyền cần có sự góp mặt của một số tác phẩm tiêu biểu thuộc các bộ sớ giải, chư tông, sử truyện thuộc Phật giáo Trung Hoa như Taishō đã tập hợp. Mong rằng sau Sắc tu Bách Trượng thanh quy chúng ta sẽ tiếp tục đón nhận những tác phẩm có giá trị khác được Việt dịch.

– Đào Nguyên

<

vinhquang

Share
Published by
vinhquang

Bài mới đăng

Hoa Tàn Trong Sương _SKY

Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…

1 năm ago

Tiếng vọng

Tiếng vọngTóm tắt:Giải mã hiện thực tâm lý và sự thật cuộc sốngTiếng vọng là…

1 năm ago

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…

1 năm ago

Ghi Chép Pháp Y – Khi Tử Thi Biết Nói ( az)

Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…

1 năm ago

Lẽ Sống – Yes To Life In Spite Of Everything _FN

Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…

1 năm ago