TIKI | Mua ngay | 198.000đ |
---|---|---|
SHOPEE | Xem giá |
198.000đ
198.000đ
Pháp lý của doanh nghiệp hiểu một cách thực tiễn là pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt…
Pháp lý của doanh nghiệp hiểu một cách thực tiễn là pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp trong quan hệ đối ngoại hay đối nội thì đều phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật.
Rủi ro pháp lý trong kinh doanh là rủi ro xảy ra bởi các hành vi pháp lý trong quá trình kinh doanh. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro pháp lý phát sinh từ việc không biết, thực hiện không đúng hoặc không thực hiện quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh. Về rủi ro pháp lý, các nhà quản trị cấp cao, nhất là ở những quốc gia phát triển thường áp dụng chính sách không khoan nhượng khi cán bộ, nhân viên có những hành vi vi phạm pháp luật. Vì thế, rủi ro pháp lý nên được phòng tránh tuyệt đối chứ không thể chấp nhận như các rủi ro khác.
CÁCH ỨNG XỬ VỚI RỦI RO PHÁP LÝ
Qua những số liệu thống kê ở trên, bạn đã thấy rủi ro pháp lý là rất lớn và xảy ra hàng ngày. Rủi ro trong kinh doanh là tất yếu, thậm chí nhiều người thích câu “rủi ro càng lớn thì lợi nhuận càng cao”, quả thật nếu nhận diện rõ rủi ro và có giải pháp để ứng phó, hạn chế tối đa rủi ro thì việc đạt lợi nhuận cao là khả quan. Ngược lại, với nhiều người “mất bò mới lo làm chuồng” hay “dò đá qua sông – tới đâu tính tới đó” hoặc “điếc không sợ súng” thì chuyện thành công chỉ là “hên xui”.
Để phát triển bên vững, một trong những việc phải làm của doanh nhân là nhận diện, đánh giá đầy đủ rủi ro pháp lý, kiểm soát và hướng tới triệt tiêu các nguyên nhân để hạn chế tối đa xảy ra kiện tụng, mất uy tín – thương hiệu, tổn thất tài sản, tiền bạc, phá sản và chủ doanh nghiệp không phải đối mặt với hình phạt tù bởi những sự kiện pháp lý. Và bạn có quyền chọn cách ứng xử với rủi ro pháp lý theo mong muốn của mình.
Thứ nhất, loại trừ và hạn chế rủi ro pháp lý
Né tránh, loại trừ rủi ro pháp lý hiểu một cách đơn giản là tuân thủ pháp luật trong hoạt động kinh doanh và vận dụng pháp luật một cách an toàn nhất trong quan hệ với Nhà nước, với khách hàng, đối tác và nội bộ doanh nghiệp.
Để loại trừ rủi ro đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ pháp luật, theo đó phải tránh vi phạm điều luật cấm; đối với trường hợp luật cho phép được làm cùng với điều kiện thì doanh nghiệp phải đánh giá xem mình đã đáp ứng đúng các điều kiện chưa, nếu chưa thì phải tìm cách đáp ứng được các điều kiện luật định.
Trong tổ chức, quản lý và điều hành, doanh nghiệp phải tuân thủ Luật doanh nghiệp. Thuê và sử dụng người lao động phải theo Luật lao động. Đối với nghĩa vụ về thuế phải tuân thủ pháp luật về thuế như: Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế Giá trị gia tăng, Thuế Môn bài…Đối với các giao dịch, hợp đồng với khách hàng, đối tác phải theo pháp luật về hợp đồng như: Bộ Luật Dân sự, Luật Thương mại. Trong sử dụng và khai thác tài nguyên thiên nhiên phải tuân theo Luật Đất đai, Luật Khoáng sản, Luật Môi trường.
Ngoài ra, tùy từng lĩnh vực kinh doanh đặc thù mà doanh nghiệp còn phải thực hiện theo các luật chuyên ngành như: Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Chứng khoán…
Hạn chế, giảm thiểu rủi ro pháp lý là cách nhiều doanh nghiệp lựa chọn, theo đó tổ chức nhân sự, lập quy trình để kiểm soát các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình vận hành doanh nghiệp.
Với các doanh nghiệp nhỏ thì thuê luật sư cố vấn pháp lý thường xuyên, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn thì tổ chức bộ phận pháp chế công ty. Nhiệm vụ của pháp chế doanh nghiệp là nhận diện, phân loại các rủi ro pháp lý và đưa ra các giải pháp phòng ngừa. Tổ chức đào tạo pháp lý doanh nghiệp cho cán bộ, nhân viên. Đảm bảo nhân sự không vi phạm quy định cấm trong hoạt động kinh doanh. Soạn thảo điều lệ, quyết định, quy chế, nội quy của công ty phù hợp với quy định của pháp luật. Xây dựng các mẫu hợp đồng để ký kết với khách hàng, đối tác. Và cố vấn pháp luật cho lãnh đạo trong hoạt động điều hành.
Các tập đoàn, công ty đa quốc gia thì thường kết hợp cả hai là dùng pháp chế nội bộ – “người trong nhà tin tưởng và dễ sai bảo” và đồng thời sử dụng dịch vụ pháp lý từ các công ty luật chuyên nghiệp. Bởi luật sư thường có chuyên môn sâu, giàu kinh nghiệm và trong nhiều trường hợp khi sử dụng luật sư, doanh nghiệp chuyển giao rủi ro pháp lý cho Công ty luật.
Để thực hiện được điều này, trước hết doanh nghiệp phải phải biết các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình và có khả năng vận dụng pháp luật một cách an toàn, có lợi nhất. Điều này nói thì dễ nhưng làm thì khó, chính vì thế mà tôi viết sách này để hỗ trợ các bạn.
Thứ hai, chấp nhận rủi ro pháp lý
Chấp nhận rủi ro ở đây được hiểu là chấp nhận một cách chủ động. Nghĩa là biết rủi ro pháp lý có thể xảy ra, dự tính được thiệt hại và “vui vẻ khi thiệt hại xảy ra” giống như “dám làm – dám chịu”, chứ không phải là chấp nhận rủi ro theo kiểu “điếc không sợ súng”. Nhiều trường hợp chấp nhận rủi ro pháp lý lại là một phương án “có lợi về kinh tế”.
Ví dụ: Theo quy định khi ký kết hợp đồng mua bán nhà hình thành trong tương lai, chủ đầu tư phải bảo đảm các điều kiện “có ngân hàng bảo lãnh” nghĩa vụ tài chính. Nếu vi phạm bán nhà ở thương mại hình thành trong tương lai mà chưa được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính thì sẽ bị xử phạt hành chính – phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng (Nghị định số: 139/2017/NĐ-CP). Và nhiều chủ đầu tư biết mình chưa đủ điều kiện “có ngân hàng bảo lãnh” nhưng vẫn chào bán và thu tiền và “sẵn sàng chịu phạt” vì mức phạt đó rất nhỏ so với chi phí để được ngân hàng bảo lãnh.
“Quản trị rủi ro pháp lý trong kinh doanh” được hiểu là: quá trình tiếp cận rủi ro pháp lý một cách khoa học và có hệ thống nhằm nhận diện, đánh giá, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, ảnh hưởng bất lợi của rủi ro, đồng thời tìm cách biến rủi ro pháp lý thành những cơ hội kinh doanh thành công.
* Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, ..
<
Đánh giá sách Quản Trị Rủi Ro Pháp Lý Trong Kinh Doanh, dowload sách Quản Trị Rủi Ro Pháp Lý Trong Kinh Doanh, Đọc sách Quản Trị Rủi Ro Pháp Lý Trong Kinh Doanh online, Download Ebook Quản Trị Rủi Ro Pháp Lý Trong Kinh Doanh free, Quản Trị Rủi Ro Pháp Lý Trong Kinh Doanh pdf doc prc, Xem sách Quản Trị Rủi Ro Pháp Lý Trong Kinh Doanh online,Tải sách Quản Trị Rủi Ro Pháp Lý Trong Kinh Doanh, review sách Quản Trị Rủi Ro Pháp Lý Trong Kinh Doanh