Hà Nội bớt giãn cách và các nhà thi nhau ra sách mới. Mừng thay.
Cuốn sách dưới đây là tập hợp một số tư liệu báo chí xưa các bài viết của Trần Trọng Kim. Mảng khó nhằn này chỉ ít người chịu xông vào, lần này vẫn là anh Nguyễn Văn Học (Lí Học) lọ mọ giúp ta. Xét về tư liệu, ta chưa bao giờ đọc và thấy rất quý.
Về hình thức, tôi thấy nhà sách làm sách in ấn chỉn chu. Đặc biệt cuốn bìa cứng với chất giấy ngà vàng khó tả tôi ưng ý ngay vậy.
****
“Quan niệm về cuộc nhân sinh” là một cuốn sách tổng hợp những bài phỏng vấn cũng như diễn thuyết của tác giả Trần Trọng Kim. Tựa đề cuốn sách được lấy tên từ chính bài diễn thuyết của cụ tại Hội Trí Tri Nam Định năm 1936. Là một tác gia, một chính khách bất đắc dĩ, một nhà sử học, một nhà dân tộc học nhưng dường như, hành trang của cụ được quá ít người nhắc đến.
“QUAN NIỆM VỀ CUỘC NHÂN SINH”
Trần Trọng Kim
****
Đoạn trích hay:
“Muốn tiến hóa một cách chắc chắn, không phải chỉ cần học lấy những cái mới của người mà còn cần phải biết rõ những cái hay của mình. Biết để mà giữ lấy, thiết tha mà giữ lấy, dù là trong cảnh ngộ nào. Những cái hay ấy tức là cái gốc của ta, cái tinh thần của ta; không có cái gốc ấy, dân tộc mình đã là một dân tộc vong bản.
Lắm lúc tôi nhìn thấy những điều trước mắt mà lo. Ở xã hội ta ngày nay có một hạng người nghe nói đến nước mình thì ngây ngây như người ngoại quốc, sử nước mình không biết, tiếng nói nước mình thì chỉ biết qua loa, đủ dùng trong sự giao thiệp hàng ngày. Nếu sự đời cứ theo cái chiều ấy và cái đà ấy mà thay đổi thì không hiểu dân tộc mình sẽ ra sao…”
“Tôi tưởng người Việt Nam ta ngày nay, nếu còn có cái gì, thì chỉ kể được cái hương hỏa về tinh thần của tổ tiên ta để lại. Cái hương hỏa ấy tức là cái gốc của ta. Bổn phận của ta là phải vun đắp thế nào để giữ cái gốc ấy mãi mãi. Được như vậy thì dù có ở vào cảnh ngộ nào, ta cũng không lo một ngày kia ta không có một tương lai.”
Cuốn sách đã cho ta thấy được toàn cảnh cuộc đời cũng như những dấu ấn tiêu biểu nhất cho sự nghiệp của cụ trước khi đất nước xảy ra những biến cố long trời lở đất vào năm 1945.
Trần Trọng Kim (1883 – 1953) là một học giả, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu sử học, văn học, tôn giáo Việt Nam. Ông có bút hiệu là Lệ Thần (遺臣), từng làm thủ tướng của chính phủ Đế quốc Việt Nam vào năm 1945 (chính phủ này được Đế quốc Nhật Bản thành lập trong thời kỳ chiếm đóng Việt Nam). Ông là tác giả của nhiều cuốn sách về lịch sử, văn hóa như Việt Nam sử lược, Việt Nam văn phạm, Nho giá
Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …..