Categories: Sách kinh tế

Quản Lý Thanh Khoản Trong Ngân Hàng – Managing Liquidity in Banks

QUẢN LÝ THANH KHOẢN TRONG NGÂN HÀNG

Quyển sách Quản Lý Thanh Khoản Trong Ngân Hàng hữu ích đối với các chuyên gia về thanh khoản, các giám đốc tài chính, các chuyên viên tín dụng trong các định chế tài chính, ngân hàng.

Rủi ro thanh khoản và công tác quản lý thanh khoản đã trở thành tâm điểm của công chúng trong cuộc khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn của Mỹ, khi mà sự can thiệp của nhà nước trên quy mô lớn chưa từng có là điều cần thiết để tránh sự sụp đổ của hệ thống tài chính. Phản ứng đó có thể hiểu được nếu căn cứ vào những tác động gay gắt khi bị mất kiểm soát. Và việc mất kiểm soát đó dường như hiện diện trong nhiều trường hợp, với những tên tuổi nổi tiếng ở nhiều nước như: Bear Stearns, Fannie Mae, Freddie Mac, Lehman Brothers, Fortis, Kaupthing, Northern Rock, Ngân hàng Hoàng gia Scotland, UBS, Hypo Real Estate hoặc IKB, v.v. Tuy nhiên, đáng ngạc nhiên là công việc này dường như ít được biết đến hoặc ít được áp dụng trong ngành ngân hàng khi đối mặt với rủi ro thanh khoản. Chúng tôi không nói nhiều đến việc xử lý khủng hoảng mà chủ yếu đề cập đến những thiếu sót trong công tác chuẩn bị để duy trì loại rủi ro này trong phạm vi có thể quản lý được. Rốt cuộc, bên cạnh rủi ro giảm giá, đây chính là yếu tố rủi ro quan trọng nhất trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng thanh toán.

Vậy tại sao ngành ngân hàng lại bị ảnh hưởng nặng nề đến vậy?

Thực ra còn nghiêm trọng hơn bất kỳ cuộc khủng hoảng thanh khoản nào trong 50 năm qua nếu xét trên phạm vi toàn cầu? Rõ ràng, đây không phải do thiếu kiến thức tổng quát về đề tài này, cũng không phải do không chú ý đến nguyên nhân của nó trên quy mô lớn. Căn cứ vào các quy tắc và quy định được thống nhất bởi các thành viên của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), các nhà giám sát quốc gia đã đưa những nguyên tắc này vào luật pháp quốc gia, không phải áp dụng rập khuôn mà giữ lại nội dung cốt lõi đồng thời điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện địa phương. Vào thời điểm chuyển giao Thiên niên kỷ vào năm 2000, Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng đã ban hành các nguyên tắc đối với “Những phương pháp thực hành hoàn chỉnh về quản lý thanh khoản trong hoạt động ngân hàng”. Kể từ đó, nhiều đề xuất chi tiết hơn đã được đưa ra. Nhờ vậy, ngành ngân hàng có thời gian để tự làm quen với đề tài này và đưa vào hành động cụ thể.

Theo đánh giá của cá nhân của tôi, phần lớn tác động đó có liên quan đến việc không đọc được phần “chữ in nhỏ” (small print) trong hợp đồng. Tính thanh khoản là một chủ đề rất phức tạp và rủi ro thanh khoản có nhiều dạng. Quyết định của ban quản trị về các chính sách kinh doanh như tăng trưởng năng động nội bộ hoặc một hợp đồng mua lại doanh nghiệp lớn có thể làm thay đổi mạnh mẽ cấu trúc thanh khoản của một ngân hàng. Các thiệt hại đáng kể sẽ tác động đến tỷ suất vốn và vì thế ảnh hưởng đến tình trạng tài chính của một ngân hàng, từ đó có thể ảnh hưởng đến động thái của người cho vay và đến khả năng cấp vốn. Hoặc các thị trường cấp vốn (funding markets) này có thể trở nên ít lưu động, do vậy sẽ làm giảm hoặc xóa bỏ việc cho vay ở mức chênh lệch lãi và khối lượng thông thường, và các tác động có thể xảy ra mặc cho cấu trúc thanh khoản hay tình hình tài chính của tổ chức vẫn không thay đổi. Bất kỳ nhà quản trị ngân hàng thận trọng nào hẳn sẽ phải dự phòng cho các sự kiện như vậy bằng cách thiết lập các khoản dự phòng thanh khoản dưới hình thức tài sản khả thương (tradable assets). Tuy nhiên, mức độ thanh khoản của những tài sản lưu động này như thế nào khi chúng phải thực hiện nhiệm vụ của mình? Câu trả lời cho mỗi câu hỏi đã được tìm thấy thông qua phương pháp quản lý thanh khoản hiện đại và phần định lượng thông qua các phép đo tương ứng

Đối với ban giám đốc ngân hàng có trách nhiệm đảm bảo và tăng cường cam kết với các cổ đông và những người có quyền lợi liên quan, việc duy trì khả năng thanh khoản không thể được xem là một mục tiêu riêng biệt. Nó phải được đưa vào công thức cân bằng giữa mục tiêu kinh doanh và mục tiêu tài chính khác vì còn nhiều yếu tố có thể đe dọa đến khả năng thanh khoản. Khi xét đến mục tiêu tài chính, kỳ vọng của ban giám đốc ngân hàng đều vượt quá mục tiêu chủ yếu của công tác quản lý thanh khoản, nghĩa là: đảm bảo rằng tất cả các khoản nợ được trả khi đến hạn. Nếu xét mục tiêu tài chính này trong trường hợp cực đoan, nó còn bao gồm việc phải chi trả các khoản nợ cho đến khi giao dịch cuối cùng không còn trên sổ sách nữa, khi đó ngân hàng chỉ còn lại một bộ xương khô và không còn khách hàng nào cả. Do đó, việc sống sót qua một cuộc khủng hoảng đồng nghĩa với việc duy trì được cốt lõi của hoạt động kinh doanh và khách hàng, tức là thương hiệu vẫn được giữ nguyên vẹn. Việc định nghĩa thanh khoản và xác định mức độ cũng như thời hạn bảo hộ là các đặc quyền của ban giám đốc ngân hàng.

Tuy nhiên, khi xem xét ý nghĩa cấp cao của thanh khoản cũng như các trách nhiệm tương ứng của các nhà quản lý, ta không nên bắt đầu bằng các từ ngữ chuyên môn. Những gì cần thiết chính là phải áp dụng một phương pháp tiếp cận từ trên xuống. Xuất phát từ các mục tiêu kinh doanh và tài chính được đưa ra, chúng tôi sẽ xây dựng nên một khuôn khổ chính sách cho tính thanh khoản trên cơ sở những khía cạnh cụ thể nào trong công tác đo lường và quản lý tính thanh khoản sẽ được đánh giá. Việc tuân theo phương pháp này sẽ cho phép chúng tôi đưa chủ đề này vào khuôn khổ toàn diện cho việc ra quyết định để áp dụng cho công tác quản lý ngân hàng. Cách tiếp cận này dựa trên kinh nghiệm thực tế được đưa vào khái niệm, và được hiểu rằng, nếu không làm việc theo khuôn khổ khái niệm thì không thể tránh được hội chứng “chữ in nhỏ”.

Để xử lý vấn đề thanh khoản, các ngân hàng có thể tiếp cận theo 3 cách sau đây:

+ Tạo ra nguồn cung cấp thanh khoản từ bên trong (tài sản)

+ Vay mượn bên ngoài (nguồn vốn) để đáp ứng nhu cầu thanh khoản.

+ Phối hợp cân bằng cả hai hướng trên.

 

———————————————————–

Mục Lục

 

Chương 1: Thanh khoản và rủi ro: Một số nội dung cơ bản

Chương 2: Thanh khoản trong bối cảnh chính sách kinh doanh và tài chính

Chương 3: Thanh khoản – yếu tố gây rủi ro cho ngân hàng

Chương 4: Khung chính sách cho thanh khoản

Chương 5: Những cân nhắc về khái niệm đối với công tác quản lý thanh khoản

Chương 6: Các khía cạnh định lượng trong công tác quản lý thanh khoản

Chương 7: Ứng dụng khái niệm vào thực tiễn

Chương 8: Hành động trong khuôn khổ giám sát

 

 

* Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, ..

<

vinhquang

Share
Published by
vinhquang

Bài mới đăng

Hoa Tàn Trong Sương _SKY

Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…

1 năm ago

Tiếng vọng

Tiếng vọngTóm tắt:Giải mã hiện thực tâm lý và sự thật cuộc sốngTiếng vọng là…

1 năm ago

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…

1 năm ago

Ghi Chép Pháp Y – Khi Tử Thi Biết Nói ( az)

Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…

1 năm ago

Lẽ Sống – Yes To Life In Spite Of Everything _FN

Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…

1 năm ago