Vài nét về tác giả: – Tác giả Nguyễn Huy Hoàng sinh năm 1976 tại Phú Thọ hiện đang làm việc tại văn phòng Thư ký Thứ trưởng Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch – Cử nhân Luật, Cử nhân hành chính – Học viện Hành chính quốc gia – Hội viên Hội nhà báo Việt Nam và thành viên sáng lập Câu lạc bộ thơ “Bút Tre” Về tác phẩm: Quà cho con là cuốn sách thơ đầu tay của tác giả Nguyễn Huy Hoàng. Sách gồm 100 bài thơ tương ứng với 100 kĩ năng sống thiết yếu dành cho độc giả lứa tuổi thanh thiếu niên và nhi đồng. Quà cho con cũng là cuốn cẩm nang giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng sống bằng thơ đầu tiên ở Việt Nam. Với hình thức các bài thơ vui, mộc mạc, dí dỏm, dễ hiểu dễ nhớ, Quà cho con được tác giả viết với mục đích rất rõ ràng. Đó là: trẻ em đọc để rèn luyện nhân cách; người lớn đọc để nuôi dạy con em tốt hơn. Từ đó “lối sống đẹp và những điều tử tế trong xã hội sẽ được bùng lên, lan tỏa thành một trào lưu sống đẹp, góp phần vì đất nước Việt Nam giàu đẹp, nhân ái”. Chính vì thế, 100 bài thơ – 100 bài học được tác giả chú tâm lựa chọn, nhằm giáo dục con trẻ toàn diện về nhân cách. Từ những bài học nhỏ như cách ngồi, cách ăn uống, cách bắt tay, cách dùng điện thoại ở nơi công cộng, tác phong ở nơi tôn nghiêm, chăm sóc ngoại hình; đến những bài học về giá trị sống như lòng tự trọng, lòng hiếu thảo, biết im lặng đúng lúc, biết giữ lời hứa, lòng dũng cảm, quan tâm chia sẻ, chấp nhận sự khác biệt, yêu quê hương đất nước, lợi ích của công tác tình nguyện… Điều đặc biệt và khác biệt của sách là tác giả không né tránh những vấn đề mặt trái của xã hội để con trẻ có cái nhìn toàn diện, nhiều chiều về cuộc sống, từ đó có cách ứng xử phù hợp. Sách truyện thiếu nhi truyền thống thường ru trẻ trong giấc mơ cổ tích êm đềm, lí tưởng hóa cuộc sống bằng các câu chuyện có hậu, cái thiện luôn thắng cái ác, người tốt luôn nhiều hơn kẻ xấu. Do đó trẻ dễ trở thành những chú gà công nghiệp khi bước vào đời, hoặc nảy sinh tâm lý tiêu cực khi phải đối diện với điều không mong muốn. Với cuốn sách Quà cho con, tác giả Nguyễn Huy Hoàng đã dám làm điều ngược lại truyền thống, dám “nói thẳng, nói thật” với con trẻ về cuộc đời luôn bất công và nhiều trắc trở. Tác giả viết về một cuộc sống muôn hình vạn trạng như thế này: “Đôi khi không rõ thiệt hơn/ Có người đang khỏe gặp cơn hiểm nghèo/ Đang vui gặp hạn gieo neo/ Đang giàu phá sản thành nghèo tay không/ Cuộc đời cũng như dòng sông/ Nơi thì thẳng tắp nơi vòng quanh co/ Nơi làm bến đỗ con đò/ Nơi hun hút xoáy, sóng to, nước đầy” (Không phân biệt đối xử) Hoặc khẳng định cuộc sống rất nhiều người xấu và cái xấu: “Thế gian có kẻ hám tiền/ Vì tiền hại cả mẹ hiền cha yêu/ Vì tiền làm giả nói điêu/ Vì tiền bất chấp mọi điều xấu xa” (Tiền chỉ là phương tiện); hay “Có quýt lại muốn có cam/ Con người luôn sẵn cái tham trong lòng” (Kiềm chế lòng tham); và “Xã hội có kẻ đầu bò/ Ngang nhiên cướp giật bày trò hại ta/ Thế nên khi ra khỏi nhà/ Học cách ứng phó để mà phòng thân”… Có những điều được mặc định như là giá trị truyền thống cũng được tác giả Nguyễn Huy Hoàng lật lại, nói thật để trẻ sẵn sàng đối mặt: “Đừng bao giờ mong đợi/ Người khác yêu thương mình/ Mà hãy tự tôn vinh/ Trân trọng mình trước đã”, “Dù có quan hệ rộng/ Có rất nhiều bạn bè/ Nhưng lúc bị ngã xe/ Chỉ mình con đau đớn”; hay “Khi đời lắm kẻ dối gian/ Thì ta cần phải khôn ngoan với đời/ Chớ có mà vội tin người/ Nhất là ai đó buông lời ngọt ngon”, “Thế gian có kẻ dối lừa/ Cái gì chưa rõ thì chưa tin dùng”. Rõ ràng tác giả nói thẳng nói thật không phải để dọa trẻ, mà để trẻ chấp nhận những tồn tại đó như lẽ đương nhiên bằng thái độ sống tích cực, nhân ái; để trẻ tránh bỡ ngỡ khi phải đương đầu với thử thách của cuộc sống thật; để trẻ đón nhận những khó khăn một cách chủ động, tự tin, dám mạnh dạn vượt qua và vươn lên. Như trong bài “Chịu đựng và hi sinh” đã viết: “Khó khăn là chuyện bình thường/ Như xe đang chạy gặp đường mấp mô/ Dòng đời gian khổ đẩy xô/ Thường tình như thể thủ đô tắc đường”. Đọc cuốn sách này, con trẻ sẽ không chỉ học được những kĩ năng ăn – nói – gói – mở, mà quan trọng hơn, chúng sẽ biết nhiều điều về cuộc sống, hiểu được rằng sẽ chẳng có bà tiên hay ông bụt nào hiện ra để giúp chúng khi chúng khóc, chỉ có duy nhất một cách là phải kiên cường chịu đựng chờ giông bão đi qua: “Chịu khổ để luyện kiên cường/ Hi sinh để thấm tình thương vơi đầy/ Chịu đựng, kiên nhẫn dựng xây/ Vượt qua khó nhọc sẽ đầy vinh quang”; hoặc phải nắm bắt được cơ hội đến với mình chứ không thụ động chờ phép màu: “Cơ hội ở khắp mọi nơi/ Đừng ngồi đợi nó tự rơi vào đầu/ Mà phải “cuốc bẫm, cày sâu”/ Giao lưu học hỏi để câu nó về”. Là một người hoạt động trong ngành quản lý văn hóa, tác giả không quên truyền tải hơi thở nóng hổi của cuộc sống thông tin, những vấn đề thời sự vào các bài dạy kĩ năng sống bằng thơ. Điển hình như bài “ Đừng nghiện internet” với những vần thơ giản dị, “xì-tin”, dễ thuyết phục con trẻ: “ Mạng in-tơ-net –on-lai/ Con ơi đừng có chơi hoài nghe con/ Tâm hồn dần sẽ héo hon/ Sức khỏe sa sút chẳng còn bao nhiêu.”; hay “ Game, face đầu óc mỏi mòn/ Làm sao thư thái, ngủ ngon mỗi ngày/ Tán gẫu điện tử hăng say/ Làm cho ảo giác lên thay chuyện đời.”; và khuyên rằng: “Con ơi nhớ lấy một lời/ Đừng bao giờ mải chơi bời, online/ Con đường phấn đấu còn dài/ Học hành chăm chỉ tương lại đợi chờ”… Những vần thơ thẳng, thật và mộc mạc đó đúng như Thứ trưởng Bộ VHTTDL Vương Duy Biên nhận xét: “có bài làm cho bạn giật mình vì sự chân thành, có bài cho bạn thêm động lực, ý chí và truyền sức mạnh tiến lên. Có những tình huống khó, chưa biết cách ứng xử thế nào, đọc Quà cho con có thể giúp bạn giải quyết dễ dàng hơn”. Ngoài giá trị nội dung hữu ích, tác giả cũng rất kỹ tính khi lựa chọn đội ngũ họa sĩ chuyên nghiệp và có trình độ cao, góp phần tạo nên giá trị thẩm mĩ và nghệ thuật cho cuốn sách thông qua các hình ảnh minh họa bằng tranh rất hài hước, dí dỏm, phù hợp với tâm hồn trẻ. Có thể nói, cuốn sách đã hệ thống hóa một cách đầy đủ các phẩm chất đạo đức, lối sống mà con người hiện đại cần phải có , cần phải học để hình thành và phát triển hoàn thiện nhân cách con người 100 bài thơ – 100 kĩ năng sống không nói chuyện cao xa mà hết sức thiết thân, bổ ích, trang bị tấm áo giáp của kĩ năng để con trẻ làm chủ cuộc đời. Vì thế nên tác giả mới đặt tựa sách là Quà cho con. “Vần thơ mộc mạc nôm na/ Gom kĩ năng sống làm QUÀ CHO CON”. Trích lời nhận xét của Giáo sư Văn Như Cương về cuốn sách này: “Tôi rất tâm đắc khi đọc cuốn Quà cho con… … khó nhất là chọn sách cho con đọc để các em mở mang kiến thức và trau dồi nhân cách… Đáng tiếc rằng những đầu sách như vậy còn quá ít. Trong khi đó ở nhà trường, môn giáo dục công dân bị xem nhẹ với việc mưu sinh nên ít thì giờ để giáo dục con cái. Bằng những câu thơ giản dị nhưng thấm thía, tôi hi vọng rằng Quà cho con sẽ có măt trong nhiều cặp sách học trò và trong tủ sách gia đình. Điều đó chỉ có lợi cho tâm hồn con trẻ chúng ta”.

* Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, ..

<

vinhquang

Share
Published by
vinhquang

Bài mới đăng

Hoa Tàn Trong Sương _SKY

Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…

1 năm ago

Tiếng vọng

Tiếng vọngTóm tắt:Giải mã hiện thực tâm lý và sự thật cuộc sốngTiếng vọng là…

1 năm ago

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…

1 năm ago

Ghi Chép Pháp Y – Khi Tử Thi Biết Nói ( az)

Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…

1 năm ago

Lẽ Sống – Yes To Life In Spite Of Everything _FN

Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…

1 năm ago