TIKI | Mua ngay | 260.000đ |
---|---|---|
SHOPEE | Xem giá |
280.000đ
260.000đ
Bắc kỳ Phật Giáo Hội được thành lập năm 1934. Tuy thành lập muộn hơn các hội ở Nam và Trung, Bắc kỳ Phật Giáo Hội phát triển rất chóng. Chỉ trong vòng một năm mà các chi hội đã được thành lập khắp…
Bắc kỳ Phật Giáo Hội được thành lập năm 1934. Tuy thành lập muộn hơn các hội ở Nam và Trung, Bắc kỳ Phật Giáo Hội phát triển rất chóng. Chỉ trong vòng một năm mà các chi hội đã được thành lập khắp nơi trên đất Bắc.
Sau khi thấy ở Nam và Trung làm được việc, các thiền sư Trí Hải, Tâm Ứng và Tâm Bảo từ Hà Đông lên Hà Nội vận động thành lập một hội Phật giáo ở đất Bắc. Cùng với nhà văn Sở Cuồng Lê Dư lúc ấy đang làm quản lý cho chùa Quán Sứ, ba vị bàn luận việc triệu tập một buổi họp tại đây để đặt nền tảng cho việc lập hội. Các ông Nguyễn Hữu Kha, Nguyễn Năng Quốc, Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Cung Đình Bính, Trần Văn Giáp, Văn Quang Thùy, Nguyễn Can Mộng, Nguyễn Đỗ Mục, Nguyễn Văn Tố, Dương Bá Trạc, Nguyễn Văn Ngọc, Nguyễn Văn Vĩnh … đều được mời tới buổi họp này. Tất cả đều đồng ý thành lập một tổ chức lấy lấy tên là Bắc kỳ Phật Giáo Hội và thành lập một ban Quản Trị Tạm Thời để thảo bản điều lệ và quy tắc của hội, đồng thời để vận động giấy phép cho hội. Buổi họp này được tổ chức ngày 6.1.1934.
Ngày 18.11.1934, một đại hội đồng được triệu tập tại chùa Quán Sứ để bầu ban Quản Trị Chính Thức. Tất cả những vị đã tham dự buổi họp đầu tiên đều trở thành hội viên sáng lập của hội. Ban Quản Trị Chính Thức gồm có Nguyễn Năng Quốc, hội trưởng, Nguyễn Văn Ngọc và Nguyễn Quốc Thanh, phó hội trưởng, Lê Dư quản lý, Phạm Mạnh Xứng (tức Đông Phố), thủ quỹ, Trần Văn Phúc, thư ký, Văn Quang Thùy và Nguyễn Văn Minh, phó thư ký, Lê Văn Phúc, Cung Đình Bính, Trần Văn Giác và Trần Văn Giáp, giám thị.
Trong suốt một buổi họp ngày 5.12.1934, ông Nguyễn Năng Quốc đề nghị mời hội viên thống sứ Bắc Kỳ là Auguste Tholance làm hội trưởng danh dự của hội này, như Hội An Nam Phật Học đã mời vua Bảo Đại làm hội trưởng danh dự của hội này. Các nhà học giả có mặt lại đề nghị mời ông George Coedès, giám đốc trường Viễn Đông Bác Cổ ( Ecole Francaise d’Extrême Orient) làm hội viên danh dự.
Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …
Đánh giá sách Phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo Ở Bắc Kỳ – Trường Hợp Hội Phật Giáo (1934-1945), dowload sách Phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo Ở Bắc Kỳ – Trường Hợp Hội Phật Giáo (1934-1945), Đọc sách Phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo Ở Bắc Kỳ – Trường Hợp Hội Phật Giáo (1934-1945) online, Download Ebook Phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo Ở Bắc Kỳ – Trường Hợp Hội Phật Giáo (1934-1945) free, Phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo Ở Bắc Kỳ – Trường Hợp Hội Phật Giáo (1934-1945) pdf doc prc, Xem sách Phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo Ở Bắc Kỳ – Trường Hợp Hội Phật Giáo (1934-1945) online,Tải sách Phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo Ở Bắc Kỳ – Trường Hợp Hội Phật Giáo (1934-1945), review sách Phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo Ở Bắc Kỳ – Trường Hợp Hội Phật Giáo (1934-1945)