Phê bình văn học là một bộ phận cấu thành lịch sử văn học, lịch sử tiếp nhận văn học. Thời gian gần đây, việc tổng kết một cách hệ thống về lịch sử lý luận phê bình văn học Việt Nam, đánh giá thực trạng lý luận phê bình hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất những bài học kinh nghiệm hữu ích, những giải pháp, phương hướng phát triển lĩnh vực này trở thành một công việc được quan tâm đặc biệt và ráo riết, không chỉ từ phía giới chuyên môn mà cả các cơ quan hữu trách. Chỉ tính riêng phê bình, và các sách in, trong bốn năm gần đây, có ba cuốn góp phần soi sáng bức tranh phê bình văn học Việt Nam thế kỉ XX rất đáng chú ý: Phê bình văn học, con vật lưỡng thê ấy (Đỗ Lai Thúy), Phê bình văn học Việt Nam 1975 – 2005 (Nguyễn Văn Long chủ biên), Lịch sử lý luận phê bình văn học Việt Nam (Trịnh Bá Đĩnh chủ biên). Dưới đây, trong khuôn khổ bài bình điểm, chúng tôi chỉ xin đề cập đến nội dung cuốn sách do Nguyễn Văn Long chủ biên và cộng sự thực hiện (Nguyễn Thị Bình, Trần Hạnh Mai, Nguyễn Văn Phượng, Chu Văn Sơn, Đặng Thu Thủy, Trần Văn Toàn, Nguyễn Văn Hiếu, Mai Anh Tuấn).
Ở ta, từ 1975, nhất là từ sau 1986 trở đi, là một khúc ngoặt của nền văn học, đánh dấu sự đổi mới sáng tác văn học, đổi mới lý luận phê bình văn học. 30 năm sau chiến tranh phê bình văn học Việt Nam đạt được nhiều bước tiến quan trọng trong việc đánh giá lại văn học những giai đoạn trước đó, đồng hành, bênh vực, tôn vinh những sáng tác mới “nhìn thẳng vào sự thật”, từng bước thay đổi khung tri thức phê bình, cởi mở ghi nhận sự xuất hiện của nhiều chủ thể phê bình với cách nhìn, phương pháp tiếp cận văn học mới.
“Trên cơ sở sưu tầm, tập hợp, phân loại tư liệu phê bình văn học Việt Nam từ 1975 đến 2005, ở trong nước và nước ngoài, bao gồm các loại tư liệu: sách nghiên cứu, tiểu luận phê bình, bài báo, báo cáo và tham luận tại các hội thảo khoa học về phê bình văn học (ngoài các tư liệu trên sách báo in, còn quan tâm đến tư liệu công bố trên mạng Internet), công trình Phê bình văn học Việt Nam 1975 – 2005 hướng đến những nhiệm vụ, nội dung chính sau đây:
– Miêu thuật lại quan niệm, cách nhìn của giới phê bình về bản chất, đối tượng, chức năng và vai trò của phê bình văn học.
– Dựng lại diễn biến, phác họa diện mạo của phê bình văn học 1975 – 2005 qua ba chặng đường: 1975-1985, 1986-1995, 1995-2005.
– Phác họa bức tranh về đội ngũ tác giả và các khuynh hướng phê bình văn học giai đoạn này.
– Trình bày bức tranh tổng quát về phê bình văn học của người Việt ở nước ngoài từ sau 1975.
– Đưa ra những nhận định khái quát về thành tựu và hạn chế của phê bình văn học Việt Nam 1975-2005, đề xuất giải pháp, kiến nghị.
Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …
Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…
65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…
Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…
Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…
Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…