Phật Giáo và Cuộc Sống

Tác giả: HT Ấn Thuận

Người dịch: TT. Thích Hạnh Bình

Tác phẩm “Đạo Phật và cuộc sống”  là tuyển tập những bài viết được trích dịch  từ quyển 《佛在人間》 “Phật ở nhân gian” (quyển thứ 14) trong bộ “Diệu Vân tập”. Phần còn lại trích dịch từ bộ “Hoa Vũ Tập”. Đây là những bài nói chuyện có nội dung tư tưởng rất hay, đáng cho chúng ta học tập. Cách lý giải những vấn đề trong Phật học rất trong sáng, phù họp với thời đại chúng ta, nhất là quan điểm của giới trẻ hiện nay. Người dịch cho rằng, nó rất cần thiết cho người Phật tử Việt nam chúng ta, dù ở trong nước hay ở nước ngoài, có thể nói nó là một ý kiến tích cực cho việc hoằng dương Phật pháp trong thời hiện đại, lấy con người và xã hội con người làm chủ đề chính cho cả hai việc tu và học.

LỜI GIỚI THIỆU

Phật Giáo hiện hữu trên thế gian nầy từ vô lượng kiếp và Phật Giáo đã được hình thành bằng hình thức khế lý khế cơ qua hơn 2.500 năm lịch sử trên quả địa cầu nầy và nhẫn đến ngàn năm sau nữa, tinh thần vô trụ của Phật Giáo vẫn còn sống mãi với những kiếp nhân sinh tiếp tục trong dòng đời chuyển biến ấy.

Thượng Tọa Thích Hạnh Bình đang du học tại Đài Loan, trong thời gian qua Thầy đã cho xuất bản được nhiều tác phẩm theo lối phiên dịch hay biên khảo và dịch phẩm “Phật Giáo và Cuộc Sống” của Ngài Ấn Thuận, một vị Đại Đạo Sư người Đài Loan biên khảo, trước tác và những bài diễn giảng được tạo thành một tác phẩm bằng tiếng Hoa giá trị như thế, nay Thượng Tọa Thích Hạnh Bình đã chuyển dịch từ Hoa ngữ sang Việt ngữ một cách thông suốt. Câu văn trong sáng dễ hiểu. Hầu như không còn lấn cấn một từ ngữ Hán cổ nào cả, mà đã Việt hóa hoàn toàn. Đây là một việc làm rất đáng tán dương và nên trợ duyên; do vậy tôi đã đọc qua dịch phẩm nầy một cách cẩn trọng để viết lời giới thiệu quyển sách nầy do lời yêu cầu của Thượng Tọa.

Đọc nội dung của sách, chúng ta sẽ thấy Ngài Ấn Thuận là một vị Đại Đạo Sư có cuộc đời trải dài trong suốt thế kỷ thứ 20 và kéo dài qua 5 năm ở thế kỷ thứ 21. Với 100 năm ấy không biết bao nhiêu là vật đổi sao dời từ Trung Hoa qua Đài Loan; từ Đài Loan qua Mã Lai và nhiều nơi khác trên thế giới nữa. Nơi đâu Ngài cũng thể hiện một tấm lòng cho Đạo, vì Đạo và vì muốn xiển dương giáo lý Phật Đà cho mọi người con Phật và mong muốn mọi người phải sống thực trong giáo lý ấy qua giáo pháp của Đức Phật, chứ không phải chỉ riêng có vấn đề tín ngưỡng mà người Trung Hoa sau nầy vẫn mãi lo cúng tế, ít chú ý đến phần giáo nghĩa của Phật Đà.

Trước Ngài đã có Ngài Thái Hư Đại Sư qua cái nhìn về „nhơn gian Phật Giáo“. Nghĩa là Đức Phật đã vì con người và cuộc đời ở thế giới Ta Bà nầy mà xuất hiện, thì giáo lý ấy, đầu tiên phải cho con người và vì con người; chứ không phải vì một kẻ nào khác ngoài con người. Tinh thần nầy cũng khế hợp với ba việc cách mạng của Ngài Thái Hư Đại Sư đã chủ trương. Đó là cách mạng giáo chế, cách mạng giáo sản và cách mạng Giáo Hội. Ngài Ấn Thuận nghiên
cứu, phiên dịch, viết lách cũng đều dựa trên quan điểm Nhân Thừa Phật Giáo trước rồi mới đến Bồ Tát Thừa và Phật Thừa. Dĩ nhiên là Ngài cũng rất công tâm để ghi nhận về giáo lý Tiểu Thừa trong những bước phát triển đầu tiên của Phật Giáo. Đồng thời Thiên Thừa hay ngay cả Ấn Độ giáo, Ky Tô giáo Ngài cũng đã điểm qua thật chính xác và cẩn trọng của một nhà nghiên cứu.

Nghiên cứu giáo lý Phật Đà, Ngài đã không đứng trên quan niệm của triết học Đông Phương hay triết học Tây Phương để nghiên cứu, mà Ngài lấy giáo lý của Đức Phật để nghiên tầm giáo lý ấy. Đây cũng là một nghiên cứu hay, không như những nhà nghiên cứu Phật Giáo khác đã làm như lâu nay là đứng từ học thuyết nầy hay học thuyết kia để nhận xét về Đạo Phật. Theo Ngài khi nghiên cứu Ngài đã đặt nặng về nền móng của giáo lý ấy có thích hợp với tinh thần của „tứ pháp ấn“ không. Đó là: Vô thường, Khổ, Không và Vô Ngã. Đồng thời Ngài cũng đã dựa trên pháp nhơn duyên sanh để khảo cứu. Nếu một bài pháp, một bài giảng, một bài luận mà không được chứa đựng nội dung như thế thì Ngài cho rằng: Đó không phải là lời dạy của Đức Phật.

Ngài có bảo rằng Ngài không có học Phật theo thứ lớp hay bằng cấp như ngày nay. Nhưng những gì Ngài đã để lại cho hậu thế ngày nay còn hơn là những bậc học giả cao thâm khác của nhân loại đang có mặt trên quả địa cầu nầy.

Ngài cũng không phải đứng trên tinh thần của giáo nghĩa Đại Thừa mà chê bai Tiểu Thừa. Lại cũng chẳng phải Ngài là người Hoa, chỉ ca tụng tam tạng kinh điển bằng chữ Hán. Ngài nghiên cứu cả Tạng kinh, Luật, Luận của Tây Tạng và Nam Truyền và Ngài cũng đã chẳng phải đứng trên lập trường tánh không theo tinh thần Trung Quán của Ngài Long Thọ mà chê bai những bộ phái khác.

Đọc xong tác phẩm nầy tôi thấy Ngài cũng đã khiêm nhường giống như Ngài Huyền Trang ở đời Đường rằng: Quý Ngài chỉ lo việc phiên dịch trước tác, chứ không chủ trương phải dụng công để hành trì theo một Tông phái nào. Nhờ vậy mà đời sau khi những người nghiên cứu về kinh truyền qua ngã Hán tạng chúng ta có được sự tra cứu một cách tự nhiên hơn.

Nay dịch phẩm giá trị nầy đã đến tay quý vị là do công sức của Thượng Tọa Thích Hạnh Bình đã dày công phiên dịch cũng như khảo cứu; nên dịch phẩm nầy mới ra đời. Mong rằng những đóng góp tích cực như thế của chư tôn đức Việt Nam hiện đang du học tại ngoại quốc, dịch từ các ngôn ngữ khác nhau ra Việt ngữ như thế nầy thì sớm muộn gì Phật Giáo Việt Nam của chúng ta cũng sẽ có một gia tài văn hóa Phật Giáo đồ sộ so với các nước Phật Giáo trên thế giới.

Do vậy tôi xin trang trọng giới thiệu dịch phẩm nầy đến với quý độc giả xa gần và mong rằng khi đọc sách quý vị sẽ thâm nhập được giáo lý nhiều hơn.

Thích Như Điển
Phương Trượng chùa Viên Giác
Hannover, Đức Quốc.
Mùa Xuân năm Đinh Hợi 

 

MC LC

 

Li gii thiu  

 

Lòi nói đầu của người dch    

 

         PHT NHÂN GIAN   

 

1.         Tiu s ca đc Pht 

 

2.         Thân mng ca đc Pht      

 

3.         Ân tình ca Thế Tôn đi với t quc  

 

4.         Xuất gia là người gn gũi nhân gian 

 

5.         Pht vốn là con người b xem là Thiên gii

 

         LI T TÌNH V PHT GIÁO NHÂN GIAN  

 

1.         S trin khai Pht giáo nhân gian  

 

1.1    Khế cơ và khế         

 

1.2    Hin chánh

 

2.         Ý nghĩa Tam bo nhân gian

 

2.1    Tam bo nhân gian 

 

2.2    Cuc sng ở nhân gian và thiên thượng       

 

         LY TINH THN ỨNG CƠ THUYẾT GIÁO THUYT MINH V PHT GIÁO NHÂN GIAN       

 

1.         Vì s thích ng thi đại và căn cơ chúng sinh mà thiết lp giáo pháp        

 

1.1    Mục đích thành lập giáo pháp           

 

1 .2   S khác nhau gia giáo và tha       

 

1.2.1         Nhân Thiên tha       

 

1.2.2         Thanh văn, Duyên giác thừa  

 

1.2.3         B tát tha    

 

2.         Phân tích v tinh thn ứng cơ thuyết giáo ca các tha

 

2.1    Tế t  

 

2.2    Chú thut       

 

2.3    Đc hnh       

 

2.4    Kh hnh        

 

2.5    n dt

 

2.6    Du già

 

         TÍNH TÌNH CA CON NGƯỜI

 

1.         Tính người và tính ca chúng sanh

 

1.1    Đc tính ca chúng sinh

 

1.2.1 Tt c chúng sanh ly ái dc làm gc

 

1.2.2 Quan nim v t ngã 

 

2.         Nhân tính và Pht tính           

 

2.1,   S thù thng ca Phm hnh

 

2.2.   S thù thng ca lòng dũng cm       

 

         KHÁI QUÁT V PHT GIÁO NHÂN GIAN     

 

1.         Con người, B tát và Pht là ch đ chính cho vic tho lun

 

2.         Nguyên tc ca lý lun

 

<p style="margin: 0px 0px 10.66

vinhquang

Share
Published by
vinhquang

Bài mới đăng

Hoa Tàn Trong Sương _SKY

Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…

1 năm ago

Tiếng vọng

Tiếng vọngTóm tắt:Giải mã hiện thực tâm lý và sự thật cuộc sốngTiếng vọng là…

1 năm ago

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…

1 năm ago

Ghi Chép Pháp Y – Khi Tử Thi Biết Nói ( az)

Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…

1 năm ago

Lẽ Sống – Yes To Life In Spite Of Everything _FN

Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…

1 năm ago