Pháp Lệnh 02/2022/UBTVQH15 Về Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Với Hành Vi Cản Trở Hoạt Động Tố Tụng Áp Dụng Từ Ngày 01 Tháng 9 Năm 2022 Và Luật Xử Lý Vi Phạm Hành Chính (Sửa Đổi, Bổ Sung Mới Nhất)
Ngày 18/8/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8 đã thông qua Pháp lệnh số 02/2022/UBTVQH15 về xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng. Bộ Công an trân trọng giới thiệu những nội dung cơ bản của Pháp lệnh (nội dung chi tiết xem tại tệp đính kèm).
Pháp lệnh XPVPHC đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng (sau đây viết gọn là Pháp lệnh) quy định về hành vi cản trở hoạt động tố tụng bị XPVPHC; hình thức, mức xử phạt; biện pháp khắc phục hậu quả; biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính; thẩm quyền, thủ tục xử phạt, thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định XPVPHC đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng.
Trước khi Pháp lệnh này được ban hành, chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào xác định các loại “hoạt động tố tụng”. Hoạt động này thường được hiểu gồm tố tụng hình sự, tố tụng hành chính và tố tụng dân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính. Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng, cần phải hiểu hoạt động tố tụng theo nghĩa rộng tức là hoạt động giải quyết tất cả các loại vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án kể cả hoạt động xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân và việc xem xét, quyết định việc đưa người nghiện túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Do vậy, để xác định rõ khái niệm “hoạt động tố tụng”, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật và hiệu lực, hiệu quả trong việc xử lý tất cả các hành vi cản trở hoạt động giải quyết vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án, theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh, hoạt động tố tụng được hiểu là hoạt động giải quyết các vụ án, vụ việc của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Bên cạnh đó, trên cơ sở các hành vi cản trở hoạt động tố tụng được quy định trong các Bộ luật, Luật tố tụng và các văn bản khác, Pháp lệnh đã thể chế hóa thành các hành vi cụ thể và quy định cụ thể các mức phạt tương ứng với mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm gây ra, bảo đảm phù hợp với mức xử phạt quy định tại Luật XLVPHC. Theo đó, Pháp lệnh quy định 03 nhóm hành vi cản trở hoạt động tố tụng bị XPVPHC, gồm:
– Hành vi cản trở hoạt động tố tụng hình sự;
– Hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân, đưa người nghiện túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
– Hành vi vi phạm nội quy phiên tòa, phiên họp; hành vi khác cản trở hoạt động tố tụng.
Đối với nhóm hành vi cản trở hoạt động tố tụng hình sự, Pháp lệnh quy định 07 hành vi cụ thể, gồm: Hành vi tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật; Hành vi tiết lộ bí mật điều tra; Hành vi vi phạm quy định về sự có mặt theo giấy triệu tập; Hành vi cản trở đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân tham gia tố tụng; Hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ; Hành vi ngăn cản việc cấp, giao, nhận, thông báo hoặc không thực hiện trách nhiệm cấp, giao, chuyển, gửi, niêm yết, thông báo văn bản tố tụng; Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, xâm hại sức khỏe của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Theo đó, Pháp lệnh quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật; Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, người có thẩm quyền; Lôi kéo, xúi giục, lừa dối, mua chuộc, đe dọa hoặc sử dụng vũ lực buộc người khác tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật…
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người tham gia tố tụng xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15; Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người tham gia tố tụng đe dọa, sử dụng vũ lực hoặc có hành vi khác xâm hại sức khỏe của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 15…
Pháp lệnh có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2022.
Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng)…..
Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…
65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…
Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…
Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…
Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…