Peter Pan

Chú bé Peter Pan-chú bé không bao giờ lớn-một đêm mò đến phòng trẻ của nhà Darling gồm Wendy, Jonh và Micheal. Chú đã dạy cho chúng biết bay, và mang chúng qua bầu trời tới Neverland, xứ sở thần thoại có người Da đỏ, sói, tiên cá và… lũ cướp biển.

Cầm đầu lũ cướp biển là thuyền trưởng Hook nham hiểm. Một tay hẳn đã bị đớp mất bởi một con cá sấu, con vật mà, như Hook giải thích, “đã thích tay tao đến mức nó cứ bám riết lấy tao từ đó, thèm thuồng muốn liếm nốt cái phần còn lại”. Sau rất nhiều biến cố, câu chuyện đạt tới đỉnh điểm khi Peter, Wendy và lũ trẻ phải đối mặt trong trận chiến với lũ cướp biển và đã giành chiến thắng giòn dã. Tất cả trở về nhà Wendy trong vòng tay yêu thương của ông bà Darling, chỉ có Peter Pen tiếp tục ở lại Nerverland, bởi cậu bé thích cuộc sống tự do, vô tư lự bên các nàng tiên hơn là trở thành một người lớn khuân mẫu và nghiêm nghị.

Nếu có thể nói một câu về Peter Pan thì đó sẽ là: một tác phẩm kỳ diệu ra đời từ trí tưởng tượng kỳ diệu và tài kể chuyện có một không hai của James Matthew Barrie.

Nhận định

“Trong  Peter Pan, James Matthew Barrie đã sử dụng cách kể chuyện ở ngôi thứ nhất, tác giả biến thành “người kể chuyện biết tuốt”. Thế nhưng “người kể chuyện biết tuốt” ấy không gây ám ảnh cho người đọc về một ông thánh, về một đức chúa trời định đoạt diễn biến của câu chuyện hay số phận của nhân vật.

J.M.Barrie đã hòa nhập tuyệt vời vào thế giới trẻ thơ, để nói bằng ngôn ngữ trẻ thơ, nghĩ bằng suy nghĩ trẻ thơ, và biến người đọc thành trẻ thơ qua cách kể chuyện lôi cuốn, gây hồi hộp, tò mò, háo hức và  cả xúc động. Ta không thể nhịn cười  trước cảnh Wendy và Peter Pan giả làm vợ chồng và âu yếm những đứa con trong ngôi nhà dưới đất, cảnh Hook gian ác run rẩy khi nghe tiếng đồng hồ tích tắc báo hiệu cá sấu tới…. Và bất cứ ai thích làm người lớn, hay đã đủ lớn không khỏi ngượng ngùng, u buồn và tiếc nuối  khi đọc những trang cuối, khi biết rằng mình không còn khả năng bay lượn tới Neverland nếu một ngày kia Peter Pan đến thăm nhà theo lối cửa sổ.”

(Nhã Nam)

“Peter Pan, một chú bé tự yêu mình, một đứa trẻ mãi mãi chẳng chịu lớn, đã trở thành nguyên mẫu của tất cả những người chỉ thích mãi mãi trong tuổi thơ và không muốn chấp nhận những trách nhiệm của người lớn. Câu chuyện của J.M. Barrie, như các tác phẩm kinh điển vĩ đại khác, đã bao hàm cả bóng tối và ánh sáng, thiện và ác. Tuy vậy, từ khi hãng Disney làm phim về Piter Pan, câu chuyện, bị cắt xén, đã trở nên lãng mạn hơn và cũng tầm thường hơn. Vì thế, tôi khuyên mọi người, người lớn và trẻ em đã đủ lớn, hãy đọc lại nguyên tác để có thể thưởng thức được các sắc thái và ngôn ngữ kỳ tài của truyện”

(Kathy Egner, Children’s Literature)

“Một tác phẩm được xếp trong số những cột mốc của văn học thiếu nhi và luôn được tái bản cho mỗi thế hệ”

(Publisher’s Weekly)

“Tất cả trẻ con, trừ một đứa, đều lớn lên. Đã bắt đầu như vậy áng văn cổ điển của văn học thiếu nhi mà tất cả chúng ta giờ đây đều biết là kỳ diệu”

(Amazone.com)

“Xem, đọc, và cầm trong tay một trong những cuốn truyện được ưa thích này luôn là một khoái lạc. Câu chuyện về cậu bé không chịu lớn lên và ba đứa trẻ đã đến và đi khỏi xứ sở Neverland đã trở thành một tượng đài “

(School Library Journal)

“Trẻ em thuộc mọi lứa tuổi sẽ sung sướng với câu chuyện đầy hài hước về cậu chàng Peter Pan này”

(Audio File)

<

vinhquang

Share
Published by
vinhquang

Bài mới đăng

Hoa Tàn Trong Sương _SKY

Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…

1 năm ago

Tiếng vọng

Tiếng vọngTóm tắt:Giải mã hiện thực tâm lý và sự thật cuộc sốngTiếng vọng là…

1 năm ago

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…

1 năm ago

Ghi Chép Pháp Y – Khi Tử Thi Biết Nói ( az)

Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…

1 năm ago

Lẽ Sống – Yes To Life In Spite Of Everything _FN

Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…

1 năm ago