Quyển sách “Oan gia” tuyển tập các bài thuyết giảng của thầy Thích Trí Siêu từ năm 2010 đến 2013.
Sống ở đời, ai cũng mong tìm hạnh phúc, muốn có gia đình, vợ chồng yêu thương, chung thủy với nhau, muốn có con cái ngoan ngoãn, hiếu thảo, anh em hòa thuận. Sự mong ước rất đơn giản như vậy, nhưng nhiều người suốt đời tìm hoài không được. Ngược lại, nhiều khi những người thân thương mà ta trông chờ hạnh phúc lại là người làm khổ ta nhiều nhất. Ta muốn họ làm vừa ý ta, thì họ lại luôn làm trái ý ta, chưa kể họ bắt ta phải theo ý họ, hoặc bỏ bê, hất hủi, mắng chửi. Đó có phải là “oan gia”? Tại sao những người “thân thương” không thương yêu ta đúng như nghĩa “thân thương” mà lại làm khổ ta? Nhận diện và chuyển hóa là nhu cầu bức thiết đối với các hình thức oan trái.
Bằng các câu chuyện đời thật, chứa đầy triết lý, tác giả Thích Trí Siêu đã dùng nhãn quan Phật giáo phân tích gốc rễ của khổ đau và chỉ ra các giải pháp cụ thể để kết thúc chúng. Dựa vào phương pháp phân tích nhân quả khổ đau được đức Phật Thích Ca giảng dạy trong kinh Chuyển Pháp Luân, tác giả kêu gọi người trong cuộc, không nên đổ lỗi cho quá khứ, nhằm biện hộ cho thói quen bỏ mặc số phận hẩm hiu. Để giải quyết khổ đau, theo tinh thần Đạo Phật, các tình huống oan trái cần phải được nhận diện, theo đó tìm ra các giải pháp thích hợp.
Ngoài việc nhận diện bề nổi của khổ đau do oan trái gây ra, đương sự cần tích cực nỗ lực chuyển hóa bao gồm thay đổi thái độ, điều chỉnh nhận thức, làm chủ cảm xúc, dẫn dắt hành vi theo chiều hướng lợi mình, lợi người. Thông qua chuyển hóa nghiệp xấu thành thiện, khổ đau thành hạnh phúc, con người có thể kết thúc các oan trái ngay trong cuộc sống hiện tại. Theo Phật giáo, oan trái nên được đánh giá như một hiện thực, không nên xem làm định nghiệp, để không phải chấp nhận định mệnh khổ đau. Nếu các oan trái đều có nguyên nhân thì việc tháo mở oan trái cần phải được thực hiện con đường chân chính, được biết trong Đạo Phật là Bát Chánh Đạo.
Để giải quyết oan trái, về phương diện tâm lý, cần có cách suy nghĩ và tư duy tích cực; về tình cảm, cần chuyển ưa ghét thành lòng từ bi; về hành xử, cần kiên nhẫn, tùy thuận và ái ngữ. Phát triển tâm từ bi, thực tập tâm tha thứ … là các kỹ năng giúp người khổ đau cởi trói mình ra khỏi các dây oan trái.
Chiêm nghiệm các câu chuyện oan trái trong gia đình, oan khiên trong xã hội, oan nghiệt giữa kẻ thù,… chúng ta thấy rõ chúng là hậu quả của các thói quen và hành động tham lam, giận dữ, si mê và cố chấp. Kết thúc các nguyên nhân tiêu cực này, các hình thái oan trái sẽ không còn chỗ để tồn tại. Muốn trải nghiệm hạnh phúc bây giờ và tại đây, sâu sắc và bền vững, cần nắm vững quy luật nhân quả, để không trói mình trong bất hạnh, không nhấn chìm người trong khổ đau. Kết thúc oan trái là kết thúc khổ đau.
* Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, ..
<
Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…
65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…
Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…
Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…
Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…