Nhà thơ Louise Glück là một tên tuổi còn ít nhiều xa lạ với bạn đọc Việt Nam. Năm 2004, thơ và một số tiểu luận của bà xuất hiện khiêm tốn trong tuyển tập “15 nhà thơ Mỹ thế kỷ XX” (Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây và Nhà Xuất bản Hội Nhà văn ấn hành). Gần đây, một số bài thơ của Louise Glück được dịch giả Nguyễn Huy Hoàng chuyển ngữ sang tiếng Việt. Những bài thơ ít ỏi đó không đủ để độc giả Việt Nam có cái nhìn khái quát hơn về sự nghiệp thơ ca của Glück, một nhà thơ mà Viện Hàn lâm Thụy Điển đã tôn vinh là có một “giọng thơ không thể nhầm lẫn”.
 

Thơ Wislawa Szymborska – Nobel Văn Chương 1996

Wislawa Szymborska sinh năm 1923 và mất năm 2012, bà được mệnh danh là “Mozart của thơ”. Bà bắt đầu sáng tác thơ vào năm 1945 và ra mắt tập thơ đầu tiên vào năm 1952 mang tên Dlatego żyjemy (Vì lẽ này chúng ta đang sống). Năm 1996, bà được trao giải Nobel Văn học cho những tác phẩm thơ ca giàu chất liệu hiện thực của mình.

Thơ W.Szymborska được dịch ra nhiều ngôn ngữ trên thế giới, đăng rải rác trên các ấn phẩm văn học ở Việt Nam từ nhiều năm nay. Đây là lần thứ 2, Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam ấn hành tuyển thơ của bà. Trước đó, năm 1997, một tuyển thơ của W.Szymborska đã được Đại sứ, nhà thơ Tạ Minh Châu dịch sang tiếng Việt từ nguyên bản tiếng Ba Lan với 75 bài.

 

Người tuyển chọn, dịch và thực hiện cuốn sách “Wislawa Szymborska – Thơ chọn lọc” là nhà thơ Tạ Minh Châu. Nhà thơ có một nửa thế kỷ học tập, sống và làm việc tại Ba Lan; ông cũng từng là Đại sứ Việt Nam tại Ba Lan. Trong tuyển thơ lần này, dịch giả Tạ Minh Châu giới thiệu với độc giả Việt Nam 119 bài thơ được tuyển chọn từ hơn 200 bài thơ của nhà thơ W.Szymborska. Đặc biệt, dù chưa một lần đến Việt Nam, nhưng tình cảm của bà dành cho Việt Nam, nhất là những người mẹ Việt Nam chịu nhiều đau thương mất mát trong chiến tranh đã được thể hiện xúc động trong hai bài thơ “Việt Nam” và “Lá chắn”./.