Địa danh như những tấm bia lịch sử – văn hóa, nó ghi lại những dấu ấn từ tự nhiên, lịch sử cho đến những hoạt động của con người ở những vùng đất khác nhau trên thế giới này. Hay nói cách khác, đó là tấm “bản đồ” bằng ngôn ngữ về lịch sử – văn hóa của loài người được thể hiện thông qua địa danh. Ở đâu có con người sinh sống, thì ở đó có địa danh. Những trầm tích văn hóa này ẩn chứa biết bao điều thú vị, đòi hỏi sự khám phá, giải mã của các nhà khoa học đến từ các chuyên ngành khác nhau, từ sử học, khảo cổ, dân tộc học, địa lý cho đến ngôn ngữ học, văn hóa học, nghệ thuật học…
Năm 2014, cuốn sách này được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam xuất bản (Nxb. Thời đại, 298 trang) với tên gọi Những trầm tích văn hóa (qua nghiên cứu địa danh), với 16 bài viết. Lần này chúng tôi đổi thành tên sách Những trầm tích địa danhcho phù hợp, đồng thời bổ sung thêm 10 bài viết mới: Về ba địa danh Thủ Dầu Một, Thủ Đức, Thủ Thừa; Địa danh Bảy Núi; Địa danh Mô Xoài; Địa danh Côn Đảo; Địa danh Vũng Tàu; Việc biên soạn địa danh ở Việt Nam; Địa danh Tha La; Bồn binh hay bùng binh?; Về tên gọi núi Bà Đen; Địa danh có nguồn gốc từ nguyên quán. Ở lần xuất bản này, tác giả có sự chỉnh lý, bổ sung so với lần công bố đầu tiên. Chúng tôi cập nhật sự thay đổi của các địa danh hành chính cho phù hợp với thực tế hiện nay; thêm các nguồn tài liệu, hình ảnh, bản đồ; khảo đính lại các địa danh.
Cuốn sách nhỏ này tập hợp các bài viết về địa danh của tác giả trong nhiều năm qua, phần nhiều đã đăng tải trên các tạp chí, kỷ yếu hội thảo. Nội dung chủ yếu đề cập đến các địa danh mà tác giả có điều kiện nghiên cứu lâu nay. Các địa danh có nguồn gốc từ quê hương, bản quán, được các lưu dân đi khai phá, sinh sống ở vùng đất mới như một cách lưu giữ “ký ức lịch sử” được thể hiện trong bài Địa danh có nguồn gốc từ nguyên quán. Bài Địa danh kỵ húy trong lịch sửlà cái nhìn về một vấn đề ít được quan tâm nghiên cứu ở nước ta: địa danh kỵ húy.
Các địa danh có nguồn gốc từ các dân tộc được nhìn nhận, xem xét dựa trên các cứ liệu về lịch sử, địa lý, văn hóa nhằm bổ sung cho các kiến thức về ngôn ngữ khi nghiên cứu địa danh gốc dân tộc thông qua bài viết Về một số địa danh gốc Chăm; Địa danh ở Đắk Lắk; Lược khảo nghiên cứu về địa danh Khmer ở Nam bộ; Địa danh Tha La; Về tên gọi núi Bà Đen.
Hải môn ca là tài liệu quý về địa lý, lịch sử, văn hóa dân gian, trước đây được GS. Bửu Cầm giới thiệu trên Văn hóa nguyệt san(bộ mới) tập XIII, quyển 9 (tháng 9, 1964). Đây là bài thơ lục bát bằng chữ Nôm, khuyết danh, phiên trích trong sách Thông quốc duyên cách hải chữ, bản chép tay của Viện Khảo cổ Sài Gòn. Nay được chúng tôi xin giới thiệu lại với việc nhận xét văn bản, hiệu đính và bổ sung các chú giải qua bài viết Bài ca về các cửa biển.
Địa danh ở các địa phương được phản ánh trong tập sách này với các bài Địa danh Vũng Tàu; Địa danh Mô Xoài; Địa danh Côn Đảo; Địa danh ở Bến Tre; Địa danh Châu Thành; Địa danh Bảy Núi; Về ba địa danh Thủ Dầu Một, Thủ Đức, Thủ Thừa; Bồn binh hay bùng binh?… trong đó có những địa danh lâu nay gây nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu hay đính chính lại những địa danh viết sai vì nhiều lý do khác nhau.
Địa danh mang tên động vật được đề cập đến trong các bài Những địa danh mang tên Rồng; Những địa danh mang tên Trâu; Cọp trong địa danh ở Nam bộ. Những bài này giúp cho việc hiểu ngôn ngữ văn hóa ở các địa phương hơn thông qua việc tìm hiểu địa danh.
Ngoài ra, còn có các bài liên quan đến biên soạn địa danh, sách viết về các địa danh đã được xuất bản trong nước như Việc biên soạn địa danh ở Việt Nam; Những cuốn sách về đường phố; Đọc “Địa danh Việt Nam trong tục ngữ – ca dao”; Từ điển địa danh hành chính Nam bộ.
<
Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…
65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…
Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…
Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…
Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…