Nguyễn Bính Toàn Tập – Tập 1 (Kỷ Niệm 100 Năm Sinh Nhà Thơ Nguyễn Bính 1917-2017) Không phải ngẫu nhiên, Nguyễn Bính và thơ của ông đã trở thành hiện tượng văn học thu hút sự quan tâm của nhiều nhà lý luận phê bình, được đưa vào giảng dạy trong nhà trường từ phổ thông đến đại học. Nguyễn Bính là một trong những gương mặt tiêu biểu của phong trào Thơ mới, có vị trí đặc biệt trong tâm thức và tâm cảm người đọc. Những Lỡ bước sang ngang, Tương tư, Chân quê, Cô hái mơ, Xuân tha hương, Hành phương Nam, Sao chẳng về đâ của Nguyễn Bính đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của bao thế hệ người đọc. Tiếp nhận thơ Nguyễn Bính, vì thế là một nhu cầu, một khao khát, một chia sẻ, một tri âm của những tâm hồn đồng điệu. Nguyễn Bính – Một thi sĩ tài danh! Nói đến Nguyễn Bính, không thể không nói đến tuổi thơ đầy của nhà thơ cũng như vùng quê êm đềm, giàu truyền thống thi ca đã nuôi dưỡng tâm hồn nghệ thuật của ông. Mới được ba tháng tuổi, người mẹ thân yêu của Nguyễn Bính đã sớm ra đi về cõi vĩnh hằng. Ông được cha gửi nhờ người cô ruột nuôi dưỡng. Vất vả lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn ở một vùng quê còn trong vòng kìm kẹp của chế độ thực dân, phong kiến, Nguyễn Bính thấu hiểu cảnh ngộ đau thương của những người nông dân “chân lấm tay bùn”. Nhưng cũng chính ở nơi đây, Nguyễn Bính cũng được tắm mình trong một vùng quê sông núi hữu tình, giàu chất thi ca, nơi lưu truyền nhiều chuyện thần tiên mà tiêu biểu là “Thiên bản lục kỳ”; nơi cái nôi của hát Chèo, hát Chầu văn mà xa hơn, ở thế kỷ XV, Trạng nguyên Lương Thế Vinh (ở Vụ Bản quê ông), người đã viết “Toán pháp đại thành” cũng như cho ra đời cuốn “Hý phường phả lục”, cuốn sách nghiên cứu về nghệ thuật hát chèo sớm nhất ở nước ta. Và vùng quê này cũng là nơi đã nuôi dưỡng sự trưởng thành của nhiều nhà thơ, nhà văn, nhạc, nhà chính trị, quân sự tên tuổi như: Nhạc sĩ Văn Cao, Văn Ký; nhà thơ Vũ Cao, Vũ Tú Nam; tác gia Trúc Đường (người anh trai của Nguyễn Bính); Nguyễn Cơ Thạch, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; Trung tướng Song Hào, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục chính trị QĐND Việt N Cảnh quê, tình quê và truyền thống quê hương đã nuôi dưỡng, thăng hoa hồn thơ Nguyễn Bính. Và ông sớm trở thành “Thần đồng thơ ca”. Từ năm 13 tuổi, Nguyễn Bính đã có nhiều bài thơ được mọi người mến mộ. Năm 19 tuổi, Nguyễn Bính trình làng bài thơ đầu tiên trên thi đàn tuần báo “Tiểu thuyết thứ năm” và thu hút ngay sự chú ý của báo giới, văn giới cũng như bạn đọc, trong đó có đông đảo học sinh, sinh viên, trí thức. Cũng năm ông 19 tuổi (năm 1937) tập thơ “Tâm hồn tôi” của Nguyễn Bính đạt giải Khuyến khích của nhóm “Tự lực văn đoàn”, giúp ông sớm nổi danh trên thi đàn. Năm sau (1940) Nguyễn Bính lại cho ra tập thơ “Lỡ bước sang ngang”. bài thơ”Lỡ bước sang ngang” là tiếng lòng u uất của người phụ nữ trong xã hội đương thời đầy bất công và bất bình đẳng. Bài thơ như phản ánh cuộc đời của chính mỗi người phụ nữ thời đại bấy giờ. Nguyễn Bính sớm nổi danh trên thi đàn và thơ ông có sức hút mạnh mẽ nhiều lớp người trong xã hội không chỉ vì cách dùng từ ngữ, cách gieo vần điệu tài tình mà quan trọng là thơ Nguyễn Bính đã đi vào ngõ ngách đời sống những kiếp người, phản ánh cuộc sống, tâm tư, nguyện vọng của họ. Trong khi hầu hết các thi sĩ của phong trào thơ mới chiụ ảnh hưởng của thơ phương Tây thì thơ Nguyễn Bính vẫn gắn bó và hấp thụ tinh hoa ca dao, dân ca, truyện thơ dân gian của dân tộc. Trong đó, bài thơ “Chân quê” như một tuyên ngôn của thơ Nguyễn Bính “ em, em hãy giữ nguyên quê mùa Như hôm em đi lễ chùa Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh Hoa chanh nở giữa vườn chanh Thày u mình với chúng mình chân quê Hôm qua em đi tỉnh về Hương đồng gió nội bay đi ít nhiề” Nhắc đến thơ lục bát là điểm nhấn rất đậm trong thơ Nguyễn Bính. Thơ lục bát của ông đến với mọi người tự nhiên, giản dị, dí dỏm, tâm tình như những lời kể chuyện, tâm sự. Như nhận xét của Nhà thơ Hữu Thỉnh – trong lễ kỷ niệm 95 năm sinh nhà thơ Nguyễn Bính đã khẳng định: Tài thơ lục bát ở Việt Nam, sau Nguyễn Du, Tản Đà là đến Nguyễn Bính. Và Nguyễn Bính đã đưa thơ lục bát của dân tộc lên một đỉnh cao mới. Lời ăn tiếng nói của dân gian qua thơ ông trở thành thứ ngôn ngữ nghệ thuật trong văn chương. Thơ Nguyễn Bính có thể chia làm hai dòng “Lãng mạn” và “Cách mạng”. Dòng thơ “Cách mạng” của ông khá mạnh mẽ trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc. Vừa tham gia kháng chiến (làm công an xã, chính trị viên Liên khu du kích năm xã ở huyện Bình Minh – Rạch giá; Phó chủ tịch Hội văn hóa cứu quốc Rạch Giá), Nguyễn Bính vừa cho ra đời rất nhiều bài thơ phản ánh cuộc sống kháng chiến và tình cảm của nhân dân với cách mạng: “Ông lão mài gươm”, “Trường ca Đồng Tháp”, “Đông Nam bộ kháng chiến”, “Bài ca kèn gọi lính” Đặc biệt Bài thơ “Tiểu đoàn 307” đã được nhạc sĩ Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc. Bài hát được phổ biến rộng rãi, khích lệ tinh thần yêu nước, kháng chiến oanh liệt của dân tộc. Tài danh của Nguyễn Bính còn đóng góp trên nhiều lĩnh vực văn học nghệ thuật. Năm 1941 ông đạt giải nhất cuộc thi truyện ngắn của báo Thanh niên Đông Pháp với truyện “Không đất cắm dùi” và giải nhất Nam xuyên với Truyện thơ “Tỳ bà truyện” gồm 1.550 câu. Với gần 50 năm tuổi đời, trên 30 năm sáng tác, Nguyễn Bính đã để lại sự nghiệp thi ca khá đồ sộ với 22 tác phẩm, trong đó có 14 tập thơ, 8 truyện thơ, 5 tác phẩm kịch bản sân khấu, 4 tập truyện ngắn và tiểu thuyế góp phần làm giàu kho tàng văn học nghệ thuật nước nhà. Thơ Nguyễn Bính đến với bạn đọc như một cô gái quê kín đáo, mặn mà, duyên dáng. Và thơ ông luôn giản dị, chân quê nhưng hóm hỉnh, tế nhị, sâu sắc, hợp với phong cách và tâm hồn người Việt. Với tài năng và sự cống hiến của ông, năm 2000, Nguyễn Bính vinh dự được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật./. Bộ sách “Nguyễn Bính Toàn Tập” đươc in tại xí nghiêp In FAHASA, bao gồm 02 tập, được bố cục – chia thành nhiều phần như: Cuốn 1: Phần I: Thơ in trước 1945, Phần II Thơ in sau 1945, Phần III Truyện thơ và Trường ca. Cuốn 2: Phần I: Kịch Thơ, Phần II Văn xuôi, Phần III Nguyễn Bính trong ký ức bạn bè, Giai Thoại và những bài thơ và ca dao Nam bộ kháng chiế Trong tác phẩm mỗi bài thơ của Nguyễn Bính mang bản chất những dòng ca dao trữ tình đôn hậu. Nhẹ nhàng nhưng chan chứa tình cảm đích thực hiền hòa của đôi trai gái đồng quê yêu nhau. Trong thơ Nguyễn Bính chúng ta không cảm thấy ngôn từ phù thủy điệu nghệ bóng bẩy văn hoa của thị thành. Đã từ lâu nhiều nhận xét trên thi đàn văn học qua bộ môn thi ca tiền chiến, hầu như mọi người đều đồng ý cho rằng Thơ Nguyễn Bính gần gũi với dân chúng nhất, biểu lộ được tính chất sinh hoạt đơn giản hàng ngày, những phong tục bình dân, những sắc thái phong cảnh mộc mạc của làng xóm, những cảm nghĩ chơn chất như giọt sương trên cành lá sớm mai, như tiếng chim hót trên hàng tre ban trưa và làn khói lam thổi cơm buổi chiề Đi vào thế giới thơ Nguyễn Bính, chúng ta có thể nhận chia những vùng ảnh hưởng tình cảm khác nhau: Tình quê hương, tình bằng hữu, tình yêu và cuộc sống trôi nổi giang hồ. Có lẽ tính chất quá ủy mị ướt át tình tứ qua lối diễn đạt những ngôn từ xuất phát từ nhân gian, nên thơ Nguyễn Bính không được giới trí thức yêu thích. Tuy nhiên, phải công nhận thơ Nguyễn Bính đi sâu vào quần chúng lâu dài nhất. Đặc biệt về tình yêu thật sự, thơ Nguyễn Bính đã chiếm lĩnh ngọn đỉnh tuyệt vời trong thi đàn Việt Nam qua nhiều thế hệ. Xin mượn những dòng nhận xét của một số Nhà thơ để khép lại nội dung giới thiệu bên trên. Thơ của Nguyễn Bính cứ thầm lặng loang đi trong dân gian, nó tan vào trong lòng người và kết tinh ở đấy như một minh chứng mạnh mẽ về sự trường tồn của tâm hồn Việt. Như nhà thơ Nguyên Sa đã từng nhận định: “Nguyễn Bính cũng là sự bắt đầu ở bất cứ đâu, tận cùng mà chẳng hết. Đọc bài thơ rồi lại đọc lại như chưa bao giờ hết”. Và nói như Andre Malraux: “Nghệ thuật là cái chống lại định mệnh”. Phải chăng, thơ Nguyễn Bính cũng là một thứ nghệ thuật có khả năng “chống lại định mệnh” để miên viễn tồn sinh trong tâm thức của người tiếp nhận. Và nói như Nguyễn Phan trong Văn học giai phẩm năm 1974 thì “Nguyễn Bính, một ngôi sao sáng trong thi văn dân tộc” sẽ mãi mãi hiển linh. CÔNG TY FAHASA
* Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, ..
<