Bài giới thiệu trên trang Nhã Nam rất hay, tôi đăng lại:
“Này! Này!” Là lời nói đầu tiên, trong buổi đứng lớp đầu của thầy giáo tập sự FRANK McCOURT khi thấy 2 cậu học trò của mình đang xích mích vì miếng bánh mì kẹp pho mát ở dưới sàn , chẳng biết xử lý như thế nào vì ở trường sư phạm ở Đại Học New York chưa hề dạy cách giải quyết tình huống ném bánh mì. Thế là McCOURT đã cuối xuống nhặt lên ăn một cách ngon lành trước sự ngỡ ngàng của tụi học trò và đó hành động của người sau này được phong danh hiệu Nhà giáo của Năm (1976), danh hiệu cao quý của một nhà giáo Mỹ.
Xuyên suốt tác phẩm là kể về tuổi thơ và hành trình trở thành thầy giáo với bao song gió và “màn hai“ đầy bất ngờ sau hơn 30 năm dạy học (từ các trường trung học đến các trường cao đẳng). Những năm tháng dạy học, McCOURT luôn luôn dạy học theo cách riêng của mình , cách mà trước đây chưa từng ai áp dụng. Ông từ bị sa thải nhiều lần vì không muốn chịu sự áp đặt của cấp trên. Đối với ông, việc tìm ra phương pháp giảng dạy tối ưu, cung cấp kiến thức cho học trò và giành được sự chú ý, tôn trọng của lớp thanh thiếu niên ngỗ ngược là ông cảm thấy vui rồi. McCOURT nhiều lần chán nản muốn bỏ nghề vì khối lượng công việc đồ sộ, tiền lương ít ỏi, sự ganh ghét giữa các thầy cô với nhau, tuy nhiên ông vẫn tiếp tục vì muốn truyền đạt kiến thức và thấy những học trò của mình trưởng thành . Nhờ sự tận tình và lòng yêu thương đối với học trò mà McCOURT đã có một sức ảnh hưởng to lớn lên học sinh của mình thông qua những bài tập giàu trí tưởng tượng (thư Adam hoặc Eve xin lỗi Chúa trời). Thuở nhỏ McCOURT muốn trở thành người thầy giáo mà các em học sinh đều chú ý , thực sự quan tâm đến bài giảng của mình, chứ không phải trở thành một hình ảnh mực thước, xa cách và nghiêm khắc với các học trò, và cuối cùng ông cũng đã làm được điều mà ông từng mơ ước.
Cô Smith, người đã khơi gợi được cảm hứng của McCOURT, giáo viên Anh văn của ông hồi bé đã từng nói: “Trong bốn mươi năm dạy học, nếu cô thật sự đánh thức được lòng yêu văn chương trong tâm hồn một đứa học trò thôi thì cũng đã mãn nguyện rồi“. Cuối cùng cô cũng làm được mà thiên hạ chẳng ai vinh danh cô cả. Trong quyển ‘Tis ông từng nói : Dạy học là “con sen “ trong mọi nghề nghiệp. Thầy giáo phải đi cửa dành cho người làm hoặc cửa hậu.
Có thể nói đây không chỉ là cuốn sách nói về nhũng khó khăn và niềm vui của nghê giáo, mà đây còn là một câu chuyện đầy tính nhân văn về cuộc sống. Một quyển sách khi đọc chúng ta có thể thấy hình ảnh chúng ta khi còn là học sinh và thấp thoáng hình ảnh của thầy cô đã từng dạy mỗi chúng ta.