Cuốn “Ngọc Quản Chiếu Thần Cục” ban đầu được ghi chép vào Tống sử – Nghệ văn chí, Kinh tập chí, sau được Vĩnh Lạc đại điển ghi lại. Tứ khố toàn thư – Tử bộ – Thuật số loại chỉ ghi chép bốn quyển sách tướng. “Ngọc Quản Chiếu Thần Cục” là một trong số đó. Trong Tứ khố toàn thư tổng mục đề yếu cho rằng sách này khi luận về tướng pháp “rất rõ ràng, thu thập được nhiều tư liệu mà trên thế giới chưa từng biết đến”. Do đó, sách này lưu giữ tư liệu tướng pháp phong phú, cũng là tác phẩm tham khảo mà những nhà nghiên cứu tướng thuật cần phải tham cứu. Nguyệt ba động trung ký cũng được ghi chép vào Vĩnh Lạc đại điển và Tứ khố toàn thư, cũng là một trong những tác phẩm kinh điển về tướng thuật. Trong Tứ khố toàn thư tổng mục đề yếu cho rằng: “Tướng pháp được luận đến rõ ràng, ngữ nghĩa từ uyên thâm”. Đặc điểm lớn nhất của sách này là coi trọng ảnh hưởng của tâm lý tới tướng mạo. Tác giả cho rằng trước khi xem tướng nhất định cần quan sát hành vi mới có thể biết được tính cách, điểm này vô tình đồng nhất với khoa học hiện đại nhận diện về con người.
MỤC LỤC:
1. Giới thiệu về tướng thuật cổ đại
Quyển thượng: Các danh gia luận về tướng thuật
Quyển trung: Hình tướng và phương pháp xem bàn tay
Quyển hạ: Luận về hình, khí, sắc
2. Nguyệt Ba Động Trung Ký
Quyển thượng: Tổng luận về tướng pháp
Quyển hạ: Hình tướng và vận mệnh của nam nữ
3. Đồ Hình Diện Tướng Cổ Đại
<
Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…
65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…
Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…
Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…
Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…