Nghiên Cứu Về 5 Việc Của Đại Thiên (Mahadeva)

Trong lịch sử phát triển tư tưởng Phật giáo Ấn Độ, sự kiện xuất hiện nhân vật Đại Thiên và 5 việc của ông là sự chuyển biến lớn của Phật giáo Ấn Độ, không chỉ thay đổi về hình thức sinh hoạt mà còn thay đổi về tư tưởng, nó là tiếng pháo khai cuộc cho sự cải cách Phật giáo

Nếu như Phật giáo Nguyên thủy chú trọng sống đời sống độc cư trong rừng núi, tránh xa thị thành thì Đại Thiên là người có công làm công tác tư tưởng để Phật giáo được hòa nhập vào xã hội; nếu như Phật gíáo trước đó đặc biệt chú trọng giới luật thì ông là người xem nặng tinh thần và ý nghĩa chân chính của đức Phật; nếu như Phật giáo sau thời Phật nhập diệt, những đệ tử của Ngài vì quá thương mến và sùng kính đức Phật, xem Ngài như là bậc toàn năng siêu nhân thì Đại Thiên là người có chủ trương xem đức Phật như là một vị Đạo sư, một vị Lương y tài ba, lấy con người làm trung tâm thảo luận mọi vấn đề.

Thế nhưng, một điều đáng tiếc là những tư duy trong sáng mang tính người này, không hiểu vì lý do gì ông không để lại một tác phẩm nào, người sau biết về ông qua những lời phê bình chỉ trích từ những tác phẩm của Thượng tọa bộ là “Đại Tỳ Bà Sa” và “Kathãvatthu”. Từ đó, mọi người nhìn ông với đôi mắt thiếu thiện cảm, cho ông là kẻ phạm 3 tội nghịch, còn có ác kiến với Phật pháp. Ngược lại, có một số người, vì bênh vực Phật giáo Đại thừa không chấp nhận lời phê bình này, bằng niềm tin và lòng cảm tình của mình, đơn phương phủ nhận quan điểm của hai bộ luận này.

Cách phân tích lý giải tư tưởng 5 việc của Đại Thiên trong tác phẩm này có một số điểm khác, không chỉ tổng hợp phân tích hai tác phẩm vừa đề cập mà còn đối chiếu tư tường 5 việc với tư tưởng Nikaya và A hàm. Qua đó mới thấy rõ quan điểm của Đại Thiên được xây dựng trên nền tảng tư tưởng của hai tạng kinh này, nhờ đó mới thấy sự phê phán của “Đại Tỳ Bà Sa” và “Kathãvatthu ” là không họp lý, mang tính chủ quan.

Quan điểm tư tưởng của ông đứng trên lập trường con người để thảo luận quả vị A-la-hán, ông cho rằng con người có hai mặt nhục thể và tinh thần, A-la-hán cũng là con người, A-la-hán tuy đã đoạn tận tham sân và si, nhưng thân thể A-la- hán vẫn còn các hiện tượng tự nhiên như đại tiểu tiện …; A-la-hán tuy không còn tham sân si, nhưng không đồng nghĩa mọi việc trên cuộc đời này A-la-hán đều biết… Tuy nhiên quan điểm của các vị trưởng lão Thượng tọa cho rằng, A-la-hán đã đoạn tận tham sân si thì A-la-hán không điều gì không biết. Đây là điểm trung tâm tranh luận giữa Đại Thiên và các vị Thượng tọa trong hai tác phẩm vừa đề cập, nó cũng là nội dung thảo luận chính trong luận này.

 

<

vinhquang

Share
Published by
vinhquang

Bài mới đăng

Hoa Tàn Trong Sương _SKY

Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…

12 tháng ago

Tiếng vọng

Tiếng vọngTóm tắt:Giải mã hiện thực tâm lý và sự thật cuộc sốngTiếng vọng là…

12 tháng ago

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…

12 tháng ago

Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm – Tặng kèm Card khung cửa hồi ức – The Promised Neverland – Light Novel – IPM

Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…

12 tháng ago

Ghi Chép Pháp Y – Khi Tử Thi Biết Nói ( az)

Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…

12 tháng ago

Lẽ Sống – Yes To Life In Spite Of Everything _FN

Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…

12 tháng ago