TIKI | Mua ngay | 90.000đ |
---|---|---|
SHOPEE | Xem giá |
90.000đ
90.000đ
LỜI DẪN NHẬPPhật tử Trung Hoa sáng tác cái gì, trong vườn văn học Phật giáo Việt Nam có cái nấy. Ngoài phần nhập cảng tư tưởng, kinh sách từ Trung Quốc, nhiều học giả và thiền sư Việt Nam sáng tác nhi…
LỜI DẪN NHẬP
Phật tử Trung Hoa sáng tác cái gì, trong vườn văn học Phật giáo Việt Nam có cái nấy. Ngoài phần nhập cảng tư tưởng, kinh sách từ Trung Quốc, nhiều học giả và thiền sư Việt Nam sáng tác nhiều bài văn xuôivà văn vần rất hay, như Khóa Hư Lục của Trần Thái Tông (1225-1258), Phật Tâm Ca của Tuệ Trung Thượng Sĩ (1230- 1291) và nhiều kệ và thơ như bài Mộc Trung Nguyên Hữu Hỏa của Khuông Việt Thái Sư (933-1011), hay Vạn Hạnh Thiền Sư (NULL-1018) với bài kệ Thân Như Điện Ảnh Hữu Hoàn Vô vân vân, bài nào cũng văn hay ý đẹp, nói lên được ý đạo nhiệm mầu. Một điều được nhấn mạnh nơi đây, lời thơ đẹp văn hay, nhưng không được phổ biến rộng rãi, có lẽ các bậc tiền bối của chúng ta bị trở ngại về văn tự, cách viết, nói một nơi viết một ngả và thiếu phương tiện ấn loát. Tư tưởng Việt, âm điệu Việt, nhưng phải viết bằng chữ Hán. Hán học hay Nho học thuộc văn bác học, của giới trí thức, giới bình dân hay người học ít làm sao hiểu cho nổi. Thành thử Tàng Kim Các của Phật giáo rất lớn, nhiều sách quý, nhưng người học Phật càng ngày càng vơi đi. Lời dạy của Phật, lẽ ra, là món ăn bổ ích cho tâm thần, nhưng vì thiếu sự hiểu biết cho đúng mức, lời dạy đó trở thành “bùa hộ mạng.” Thật vậy, lời hay ý đẹp của Phật dạy để minh tâm kiến tánh, không mấy ai để ý đến, nhưng Kinh Cứu Khổ được in và ấn tống quá nhiều, nhiều đến nỗi không có chỗ để. Nói như thế để quý vị thấy rằng, càng ngày người hiểu Đạo càng ít, nhưng người cầu lợiquá nhiều, dù cái lợi đó dựa vào những lời đồn đãi vu vơ.
Từ hậu bán thế kỷ thứ XIX đến nay, chữ viết của người Việt được thay hình đổi dạng, từ gốc Hán, đổi thành gốc Hy La (North semetic + Geek + Latin). Ngày xưa, Trung Hoa có tư tưởng hay danh từ nào, thì Việt Nam có danh từ đó; ngày nay Tây phương có sáng chế máy chữ, máy in, computer, thì Việt Nam sẽ dùng được máy đó, nếu cần thay đổi, chỉ cần thay đổi một bộ phận nhỏ, vì cùng một nguồn gốc chữ viết. Trong khi đó, các dân tộc không cùng một nguồn gốc chữ viết, dù có tiến bộ nhiều nhưng vẫn bị trở ngại. Hay nói một cách khác, người Việt Nam, nhất là những người ở hải ngoại có nhiều phương tiện ấn loát. Vậy thì, nhân dân Việt Nam nói chung, hay Phật tử nói riêng không nên đắm mình trong “hủ nho nhập cảng” bị rỉ sét lâu đời, từ thời Hán tộc xa xưa, thiếu dinh dưỡng để vun vén cây Bồ Đề Việt Nam. Nói cho dễ hiểu, Phật tử nên tụng kinh tiếng Việt để hiểu rõ ý nghĩa kinh mình đang tụng. Lấy lời dạy quý báu đó để sửa tâm tánh cho được thanh tịnh. Muốn hiểu rõ ý kinh, không ngôn ngữ nào hơn là tiếng mẹ đẻ, là tiếng Việt. Chữ Hán khó lắm, nên cất kỹ trong viện bảo tàng.
Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng)…..
Đánh giá sách Nghi Thức Tụng Niệm Hằng Ngày (Bìa Da), dowload sách Nghi Thức Tụng Niệm Hằng Ngày (Bìa Da), Đọc sách Nghi Thức Tụng Niệm Hằng Ngày (Bìa Da) online, Download Ebook Nghi Thức Tụng Niệm Hằng Ngày (Bìa Da) free, Nghi Thức Tụng Niệm Hằng Ngày (Bìa Da) pdf doc prc, Xem sách Nghi Thức Tụng Niệm Hằng Ngày (Bìa Da) online,Tải sách Nghi Thức Tụng Niệm Hằng Ngày (Bìa Da), review sách Nghi Thức Tụng Niệm Hằng Ngày (Bìa Da)