Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, bản sắc văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc ta không chỉ thể hiện đa dạng ở những lĩnh vực như: Thơ ca, hội họa tạo hình, nghệ thuật âm nhạc, sân khấu mà còn ở cả khía cạnh lối sống của cả cộng đồng, trong đó có lễ tục, tín ngưỡng. Từ ngàn xưa, bên cạnh việc thờ cúng các vị Thần, thờ Thành Hoàng, thờ Mẫu, thờ Phật, thờ các vị anh hùng có công với đất nước, dân tộc, người Việt còn thờ cúng Tổ tiên. Những đặc thù văn hóa đó đã trở thành nếp sống, phong tục và nghi lễ cổ truyền thiêng liêng của cộng đồng dân tộc Việt.
Những tinh hoa được chắt lọc qua suốt chiều dài lịch sử, biểu tượng cho khát vọng về một cuộc sống vật chất phồn vinh và tinh thần hạnh phúc. Phong tục này bao gồm cả những giá trị đạo đức cao cả, đó là đạo hiếu, lòng biết ơn với những người có công với cộng đồng, dân tộc, thể hiện tấm lòng nhân hậu, vị tha của con người Việt. Chính vì thế, trong đời sống tinh thần của mỗi người Việt, quá khứ vẫn tồn tại trong hiện tại và tương lai là ngọn nguồn của sức sống cộng đồng, hình thành lối sống trọng tình trọng nghĩa. Tín ngưỡng là niềm tin của con người hướng về Thánh, Thần, Tiên, Phật. Tín ngưỡng hay thờ cúng tại gia cũng là trách nhiệm của hậu duệ gửi gắm niềm tin vào Gia tiên, Thánh Thần che chở độ trì cho công việc làm ăn, cuộc sống của con cháu hiện tại cũng như tương lai.
Để góp phần bảo vệ và lưu giữ nét văn hóa truyền thống về nghi thức thờ cúng Việt Nam, chúng tôi đã sưu tầm và biên soạn cuốn sách: “Nghi lễ thờ cúng cổ truyền Việt Nam” với hi vọng sẽ giúp mọi người hiểu thêm về việc thờ cúng tại nhà, hiểu hơn về tín ngưỡng lên chùa lễ Phật, lễ Thánh Thần ở các đình, đền.
* Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, ..
<