Home » Sách tôn giáo - tâm linh » Nền Tảng Phật Giáo Đại Thừa – Paul Williams – Thích Thiện Chánh – (bìa cứng)

Nền Tảng Phật Giáo Đại Thừa – Paul Williams – Thích Thiện Chánh – (bìa cứng)

5.00 out of 5 based on 2 customer ratings
(2 customer reviews)

300.000đ 285.000đ


Tác phẩm này đặc biệt giới thiệu về tư tưởng Phật giáo Đại thừa và một số nghiên cứu học thuật gần đây ở lĩnh vực này. Đây là một tác phẩm không chỉ khảo sát khái quát Phật giáo ở phương diện nghiên c…

Tới nơi bán

Giới thiệu sách Nền Tảng Phật Giáo Đại Thừa – Paul Williams – Thích Thiện Chánh – (bìa cứng)

Tác phẩm này đặc biệt giới thiệu về tư tưởng Phật giáo Đại thừa và một số nghiên cứu học thuật gần đây ở lĩnh vực này. Đây là một tác phẩm không chỉ khảo sát khái quát Phật giáo ở phương diện nghiên cứu hàn lâm, mà còn trình bày toàn bộ tư tưởng Phật giáo. Đối với tư tưởng Phật giáo nói chung, mời độc giả tìm đọc tác phẩm Nền tảng Phật giáo (The Foundations of Buddhism) của một đồng nghiệp của tôi là Rupert Gethin (OUP, 1998). Đối với tư tưởng Phật giáo, tôi có tình bày trong tác phẩm Giới thiệu toàn bộ tư tưởng truyền thống Phật giáo Ấn Độ (Buddhist Thought: A Complete Introduction to the Indian Tradition) (Routledge, 2000), viết chung với Anthony Tribe. Mặc dù, tác phẩm hiện tại trình bày về cơ sở tư tưởng Phật giáo Đại thừa, đương nhiên cũng giới thiệu cho những độc giả đã biết về tư tưởng và giáo lý căn bản của đức Phật.

Tác phẩm này được ra mắt bạn đọc vào năm 1989, dĩ nhiên nó đã được hoàn thành trước đó. Nhiều học giả đã có những bài viết giới thiệu khái quát tác phẩm này một cách ưu ái, hơn nữa, còn được chọn làm một tập sách tiêu biểu đối với chủ đề này và được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác. Năm 1989, tuy tác phẩm này còn có một số bộ phận cần phải nghiên cứu chuyên sâu, nhưng vẫn được tái bản hằng năm, vì chủ yếu nhà xuất bản phục vụ cho mục đích nghiên cứu nên còn tồn tại một số khó khăn chưa thể giải quyết được. Tuy nhiên, trong tập sách này, chúng ta có thể nhận ra, cấu trúc của những chủ đề chính vẫn giữ nguyên, nhưng ở lần tái bản sau thì có điều chỉnh ở một số câu hoặc một số đoạn văn là điều tất nhiên. Do đó, tác phẩm này có thêm nhiều mục mới và rõ ràng dài hơn so với bản in trước đây. So sánh với bản in trước đây, độc giả sẽ nhận ra có nhiều chỗ thảo luận chuyên sâu về Phật giáo Đông Á và phương pháp tu tập thực tiễn trong Phật giáo Đại thừa. Phật giáo ở Nepal được trình bày một cách thỏa đáng. Có nhiều chú thích hơn, thêm vào đó là những giải thích chi tiết, thảo luận chuyên sâu những văn bản gốc, đưa ra các chỉ dẫn và nguồn liên quan giúp độc giả có thể tìm hiểu ở cấp độ rộng lớn và cao hơn về những chủ đề này. Hy vọng rằng tác phẩm Nền tảng Phật giáo Đại thừa đảm nhiệm vai trò giới thiệu kiến thức cho độc giả về đề tài này, đồng thời giúp cho những sinh viên nghiên cứu Phật học có được cơ sở lý giải và những mong ước xa hơn của họ. Có một số lĩnh vực vẫn bị bỏ qua hoặc chỉ đề cập một cách sơ lược. Điều mà tôi cảm thấy hứng thú nhất và luôn khắc sâu trong tâm khảm của tôi, đó là Mật tông và Thiền tông của Phật giáo. Mật tông hay Kim cang thừa của Phật giáo là một trường phái phức hợp và khó hiểu, mặc dù đã phát triển khá xa so với Phật giáo nguyên thủy – có lẽ ở một số nguyên lý – và từ những mặt này mà Phật giáo Đại thừa (Mahāyāna) buộc phải giải thích một cách khác biệt. Hiện tại, chúng ta có một giới thiệu khá thú vị về những mặt học thuyết của Phật giáo Mật tông ở Ấn Độ của Anthony Tribe trong chương 7 của tác phẩm Tư tưởng Phật giáo (Buddhist Thought).

Có rất nhiều tác phẩm trình bày về Thiền tông của Phật giáo. Tôi tin tưởng rằng đây là những kiến thức cơ bản cần thiết để tìm hiểu Thiên tông như một sự miêu tả đặc thù về tư tưởng giáo lý Phật giáo. Tôi vô cùng cảm phục những cống hiến ở lĩnh vực nghiên cứu này của các học giả hiện đại.

Lần tái bản của tập sách này, có thêm vào những danh từ và thuật ngữ tiếng Trung Quốc bằng hệ thống phiên âm, mặc dù ở lần xuất bản trước tôi đã thêm vào thuật ngữ theo tiêu chuẩn phiên âm La-tinh của Wade-Giles. Xin chú ý, những danh từ riêng tiếng Nhật Bản được trích dẫn theo tiêu chuẩn của phương Tây, thì chúng ta nên hiểu “họ” nằm sau “tên”. Theo truyền thống Nhật Bản, thì “họ” năm trước “tên”, do đó đôi khi độc giả có thể thấy nó được trích dẫn với cách như vậy ở những tác phẩm khác.

Tôi chân thành cảm ơn một số học giả cũng như những sinh viên của tôi đã đọc bản thảo của tập sách này và có đưa ra nhiều gợi ý hữu ích. Đối với lần đầu ra mắt của tác phẩm này, tôi thành thật cảm ơn Steven Collins, Richard Gombrich và John Hinnells, đã đưa ra nhiều ý kiến đóng góp và khích lệ tôi rất nhiều. Hơn thế, Lance Cousins đã gợi ý mở rộng và chi tiết đối với một số chương, đặc biệt với một kiến thức uyên thâm về truyền thống Thượng tọa bộ. Ở lần tái bản này, tôi chân thành cảm ơn những đồng nghiệp của tôi, như Rupert Gethin, John Kieschnick, Rita Langer và John Peacook ở Trung tâm nghiên cứu Phật giáo thuộc Đại học Bristol. Đặc biệt, tôi vô cùng biết ơn John Kieschnick đã cho tôi mượn tài liệu và cổ vũ tôi, đồng thời không ngừng hỗ trợ mọi công cụ tra cứu tư liệu tiếng Trung Quốc. Tôi thật sự may mắn nhận được sự ủng hộ của những đồng nghiệp ở Khoa nghiên cứu Phật học, Khoa Thần học và Nghiên cứu Tôn giáo ở trường Đại học của tôi. Sự ra đời của tác phẩm này hoàn toàn nhờ vào tất cả những hỗ trợ và gợi ý của những vị thiện tri thức như thế.

Tôi thành thật cảm ơm Giáo sư Yukio K giảng dạy tại Khoa Triết học thuộc Đại học Utah, và Giáo sư Paul Harrison đã chỉnh sửa những chỗ sai và lỗi sai trong lúc đánh máy, đồng thời chân thành cảm ơn Ken Robinson cũng đã chỉnh sửa nhiều lỗi chính tả của bản thảo, và Sarah Hall cũng đã giúp chỉnh sửa nhiều lỗi không hợp lý trong bản biên tập. Tôi chân thành cảm ơn tất cả quý vị.

Cảm âm Sharon và những đứa con của tôi, hiện tại tôi cũng đồng hành và nhận được rất nhiều tình cảm yêu mến họ, kể cả những đứa cháu đáng yêu của chúng tôi. Viết một cuốn sách thì rất dễ, nhưng xây dựng một con người trở thành người tốt là điều cực kỳ cao quý.

(Paul Williams, trích Lời Tựa)

Nhận xét

“Tác phẩm Nền tảng Phật giáo Đại thừa của Paul Williams đã ra mắt độc giả vào năm 1989, là cột mốc đầu tiên trong tiến trình nghiên cứu Phật học, khái quát toàn bộ bức tranh giáo lý Phật giáo Đại thừa. Những học giả trước đây như Eward Conze và Etienne Lamotte đã trình bày trong một khuôn khổ nhất định, những tác phẩm này đã chứng tỏ còn hơn thế. Williams không những đã hoàn thiện tác phẩm của mình, mà còn đối chiếu với những tác phẩm trước đây về chủ đề này, liên hệ với kinh điển Phật giáo, trở thành một bộ sách giáo khoa được các giáo sư chuyên ngành Phật học tuyển chọn để giảng dạy trong những trường Đại học suốt 20 năm trở lại đây. Hiện nay, tác phẩm này vẫn đứng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu Phật giáo Đại thừa. Vì thế tất cả chúng ta đều mong muốn đón nhận ấn bản mới. Williams đã nghiên cứu mở rộng và cập nhật những nghiên cứu mới được công bố trong lĩnh vực này, đồng thời thảo luận chuyên sâu về vấn đề triết học Phật giáo Đại thừa. Với thành quả của nghiên cứu này, tác giả đã trình bày chi tiết chiều sâu lẫn chiều rộng đối với Phật giáo Đại thừa.” – Paul Harrison, Đại học Stanford, USA

“Ấn bản lần này có nhiều bổ sung mới thể hiện rõ qua những tiêu đề, điều này giúp chúng ta hiểu được nhiều hơn về phương pháp tu tập của Phật giáo, nhờ vào những nghiên cứu lịch sử của những học giả lớn như James A. Benn và những đồng nghiệp của tác giả như John Kieschnick. Thông qua công việc nghiên cứu những bản dịch kinh điển Phật giáo tiếng Trung Quốc của Jens Braarvig, Jan Nattier và những phát hiện khác, giúp chúng ta nhận ra dòng chảy phát triển của Phật giáo Trung Quốc. Đồng thời, tác giả còn tham khảo kĩ lưỡng. các tác phẩm của R. E. Buswell, J. Jone, P. Swanson và G. Tanabe, mặc dù đã đề cập trong ấn bản lần đầu. Đặc biệt, bộ phận chú thích được mở rộng rất nhiều. Điều này giúp sinh viên nghiên cứu Phật học có được những thông tin cần thiết, vì chúng thường đề cập trong những bài viết cô đọng mang tính sáng tạo cao đối với việc khái quát dòng chảy của nguồn kinh điển gốc. Do đó, ưu điểm của ấn bản mới đã mở rộng nhiều hơn trong việc trích dẫn kinh điển chính thống, tuy nhiên độc giả vẫn nắm bắt được toàn bộ nội dung của ấn bản lần đầu. Hiện tại, đây là tác phẩm ở vị trí hàng đầu trong đề tài này, một công trình nghiên cứu sâu sắc và hoàn toàn đáng ngưỡng mộ.” – T. H. Barrett 

***

Nền Tảng Phật Giáo Đại Thừa – (bìa cứng) – Giá bìa: 300.000đ

Tác giả: Paul Williams

Dịch giả: Thích Thiện Chánh

Nhà xuất bản: NXB THUẬN HÓA

***

Hình thức: bìa cứng

Số trang: 708

Khổ: 17×25

Trọng lượng: 800gram

Năm phát hành: 2022

***

Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng)…..

Mua sách Nền Tảng Phật Giáo Đại Thừa – Paul Williams – Thích Thiện Chánh – (bìa cứng) giá rẻ?

TIKI Mua ngay 285.000đ
SHOPEE Xem giá

Đánh giá sách Nền Tảng Phật Giáo Đại Thừa – Paul Williams – Thích Thiện Chánh – (bìa cứng), dowload sách Nền Tảng Phật Giáo Đại Thừa – Paul Williams – Thích Thiện Chánh – (bìa cứng), Đọc sách Nền Tảng Phật Giáo Đại Thừa – Paul Williams – Thích Thiện Chánh – (bìa cứng) online, Download Ebook Nền Tảng Phật Giáo Đại Thừa – Paul Williams – Thích Thiện Chánh – (bìa cứng) free, Nền Tảng Phật Giáo Đại Thừa – Paul Williams – Thích Thiện Chánh – (bìa cứng) pdf doc prc, Xem sách Nền Tảng Phật Giáo Đại Thừa – Paul Williams – Thích Thiện Chánh – (bìa cứng) online,Tải sách Nền Tảng Phật Giáo Đại Thừa – Paul Williams – Thích Thiện Chánh – (bìa cứng), review sách Nền Tảng Phật Giáo Đại Thừa – Paul Williams – Thích Thiện Chánh – (bìa cứng)