Hai cụm từ “trường kinh doanh” và “phương pháp nghiên cứu tình huống” thường đi đôi với nhau, nhưng thực tế số trường áp dụng phương pháp này lại rất ít. Hơn nữa, kể cả những nơi nói, “Ở trường chúng tôi cũng áp dụng phương pháp này”, thì cũng không thể dễ dàng gạt bỏ nghi vấn, “Liệu có thể thực sự gọi đó là phương pháp nghiên cứu tình huống hay không?” Việc thực hành phương pháp nghiên cứu tình huống cần phải có tổ chức, bởi nó đòi hỏi phải nỗ lực hết sức gian khổ.
Tất nhiên, tác giả không có ý phê phán hay chỉ trích điều này. Đây chính là “đặc tính” của giáo dục, là “định mệnh” không thể thay đổi. Phương pháp nghiên cứu tình huống hiện chỉ đang chiếm thiểu số trong ngành giáo dục, dù nhận được những lời cổ vũ nhiệt tình, song đi kèm với đó cũng là vô số những chỉ trích.
Có rất nhiều lý do để chỉ trích phương pháp này, ví dụ như, “Kiến thức không được tiếp thu hiệu quả, khối lượng kiến thức của người học không đủ”, “Hiệu quả giáo dục thì không thể định lượng được chính xác”, “Sự chênh lệch giữa chất lượng tiết học, rất khó để đảm bảo chất lượng giáo dục”, “Sinh viên đến kiến thức cơ bản còn không nắm chắc thì tranh luận cái gì”, “Quy mô lớp học quá lớn để tranh luận”, “Không có thời gian chuẩn bị để tạo ra tình huống cho các tiết học”
Dù không có nhiều bằng chứng rõ ràng về hiệu quả, nhưng nhờ vào sự hậu thuẫn của đội ngũ giảng viên với chuyên môn và kinh nghiệm phong phú, những sinh viên tốt nghiệp đã đạt được thành tích nhất định cũng như nhận được sự tin tưởng từ giới kinh doanh. Từ đó, phương pháp nghiên cứu tình huống cũng dần được xã hội ủng hộ hơn. Đây hoàn toàn là sự thật. Để hiểu rõ về loại hình giáo dục này, thay vì phụ thuộc vào dẫn chứng “lời giải thích từ người khác”, nhất định phải “tin tưởng vào chính mình”. Tuy nhiên, vì không phải lúc nào cũng có nhiều người sở hữu lập trường như vậy nên ngay trong ngành giáo dục những nghi ngờ dành cho phương pháp này cũng chưa bị xóa bỏ hoàn toàn.
Có đôi lúc tác giả nghĩ rằng, phương pháp giảng dạy cũng giống như những ngọn núi. Khi nghĩ về sức hút của núi, hẳn sẽ có không ít người đam mê leo núi cho rằng đỉnh núi chính là mục tiêu tối thượng, là trung tâm tạo ra sự thu hút của cả ngọn núi. Dù vậy, vấn đề lại thường nằm ở phần chân và sườn núi. Tôi cho rằng phương pháp giảng dạy cũng giống như vậy. Ngọn núi mang tên “phương pháp nghiên cứu tình huống” thường dễ xảy ra những vấn đề ở chân hay sườn núi, nhưng khi bạn tiếp cận đến gần đỉnh thì quang cảnh sẽ trở nên thật đặc biệt, đến lúc này thì những vấn đề mà bạn đã gặp phải đã không còn là trở ngại nữa. Khi quan sát việc nuôi dưỡng nhân tài từ trên đỉnh của ngọn núi “phương pháp nghiên cứu tình huống” thì từ sâu trong đáy lòng bạn sẽ nghĩ rằng, “Phương pháp giảng dạy này thật đáng tin cậy.”
Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …