Categories: Sách lịch sử

LƯỢC SỬ NGÔN NGỮ – chuyện kể về phát minh vĩ đại nhất của loài người – BÌNH BOOK

Daniel L. Everett cho rằng những ngôn ngữ mà chúng ta đang sử dụng không đơn thuần là sản phẩm của hơn một triệu năm tiến hóa mà còn là thứ vũ khí giúp loài người trở thành “kẻ săn mồi” bậc nhất thống trị hành tinh. Thật vậy, ngôn ngữ là ưu thế vượt trội của con người so với những loài khác. Vậy chúng ta đã sở hữu năng lực này như thế nàoNULL

Tác giả của Lược sử Ngôn ngữ đi tìm đáp án cho câu hỏi trên thông qua nghiên cứu về lịch sử tiến hóa của ngôn ngữ, từ những nỗ lực biểu ý bằng lời nói sớm nhất của con người cho đến gần 7.000 ngôn ngữ hiện diện trên Trái Đất ngày nay. Everett đã lần theo bước chân của hàng chục nghìn thế hệ loài người, lần lượt bóc tách nhiều lý thuyết tồn tại từ lâu trong các lĩnh vực như sinh học, ngôn ngữ học nhằm chứng minh rằng ngôn ngữ không phải bản năng bẩm sinh của giống loài chúng ta – một khám phá khiến thế giới ngôn ngữ học đương đại đảo lộn.

Đan xen giữa nhiều thông tin khoa học là những giai thoại mà tác giả thu thập được trong gần 40 năm nghiên cứu thực địa tại khu vực rừng Amazon với nhiều bộ lạc bản địa. Chính những trải nghiệm đó góp phần tăng sức thuyết phục cho lập luận của Everett.

Có thể nói, Lược sử Ngôn ngữ là nguồn thông tin cho chúng ta lời giải về điều ta biết, điều ta muốn biết và cả điều ta có thể sẽ chẳng bao giờ biết về hành trình từ giao tiếp đơn thuần đến ngôn ngữ.

LƯỢC SỬ NGÔN NGỮ – CHUYỆN KỂ VỀ PHÁT MINH VĨ ĐẠI NHẤT CỦA LOÀI NGƯỜI

Daniel L. Everett

***

“Điều đáng ngạc nhiên đối với chúng ta là người anh hùng trong Lược sử ngôn ngữ không phải là Homo sapiens, mà là Homo erectus, loài người từng sống trước chúng ta hơn 60.000 thế hệ. Homo erectus, theo cách hình dung của Everett về tổ tiên của chúng ta, chính là những “thợ săn vĩ đại nhất”, “nhân vật giao tiếp vĩ đại nhất”, “khách lữ hành gan dạ nhất”, và cũng có thể là “vận động viên chạy cự li dài nhất trên Trái Đất”.

Homo erectus đã mở đường cho ngôn ngữ và văn hóa của chúng ta, những Homo sapiens đơn thuần là một phiên bản nâng cấp. Everett đã lược thuật lại “cuộc đời” và những bước tiến phức tạp của Homo erectus trong Lược sử ngôn ngữ như thế này: Tôi, loài Homo erectus, với tư cách là một tập thể, đã sinh ra cách đây chừng hai triệu năm. Mặc dù bộ não của tôi chỉ bằng hai phần ba kích thước của Homo sapiens, nhưng tôi nhìn thấy trước mắt mình là một thế giới nguyên sơ, bao la và đầy hấp dẫn. Tôi đã rời khỏi ngôi nhà của mình ở châu Phi và thực hiện các chuyến phiêu lưu mạo hiểm, chinh phục các đại dương rộng lớn, và rồi để lại dấu chân khắp châu Âu và châu Á, gần như mọi ngóc ngách trên Trái Đất. Tôi đã có tư tưởng, có văn hóa biểu tượng. Tôi đã phát minh ra ngôn ngữ và văn hóa. Phát minh này của tôi là sản phẩm của một tập thể, không phải của bất kì cá nhân riêng lẻ nào, lúc đầu còn đơn giản, được tiến hóa tuần tự, và dần trở nên phức tạp, đa dạng, được bản địa hóa và được sử dụng trong từng cộng đồng người cụ thể, ở mọi nơi trên Trái Đất. Ngôn ngữ của tôi bắt nguồn từ biểu tượng văn hóa. Ngôn ngữ của tôi được sáng tạo và định hình dựa trên văn hóa, sau đó đã trở nên khả dụng và ngày càng hiệu quả là nhờ bộ não lớn, dày đặc các tế bào thần kinh. Tôi và hệ thống sinh lí – thần kinh của mình, bộ máy phát âm của mình, bộ não của mình, văn hóa của mình, ngôn ngữ của mình, cấu trúc tuyến tính, phân cấp và đệ quy của ngôn ngữ của mình… đã liên tục và đồng thời cùng ràng buộc nhau, bổ sung cho nhau để tiến hóa, nâng cấp và phát triển. Ngôn ngữ của tôi, từ G1 cho đến G3, là do chính tôi phát minh ra, chứ không phải là đột ngột xuất hiện từ một đột biến gen, không phải là bẩm sinh, không phải là sản phẩm của di truyền như Chomsky quan niệm, cũng không phải là món quà của các đấng thần thánh siêu nhiên như các tôn giáo tâm niệm, cũng chẳng phải bắt nguồn từ cử chỉ hay tiếng hát, cũng chẳng phải là sự bắt chước tiếng kêu của các loài động vật,… Sự đa dạng của tương đồng và khác biệt trong hơn 7.000 ngôn ngữ cụ thể của loài người hiện nay không được cấy sẵn trong các gen di truyền, mà được phát sinh từ văn hóa, từ cách xử lí thông tin và nhu cầu giao tiếp trực tiếp của các cộng đồng, và chúng đều liên tục biến đổi, đều có lịch sử phát triển riêng của mình.”

* Trích Lời giới thiệu cuốn sách ”Lược sử ngôn ngữ” (Daniel L. Everett) do TS Phạm Văn Lam – Viện Ngôn ngữ học giới thiệu.

Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng)…..

vinhquang

Share
Published by
vinhquang

Bài mới đăng

Hoa Tàn Trong Sương _SKY

Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…

12 tháng ago

Tiếng vọng

Tiếng vọngTóm tắt:Giải mã hiện thực tâm lý và sự thật cuộc sốngTiếng vọng là…

12 tháng ago

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…

12 tháng ago

Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm – Tặng kèm Card khung cửa hồi ức – The Promised Neverland – Light Novel – IPM

Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…

12 tháng ago

Ghi Chép Pháp Y – Khi Tử Thi Biết Nói ( az)

Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…

12 tháng ago

Lẽ Sống – Yes To Life In Spite Of Everything _FN

Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…

12 tháng ago