Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam (Bìa cứng)

Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam (Bìa Cứng)

Ở nước ta, từ xưa đến nay đã có nhiều cuốn sách viết về lịch sử Phật giáo dân tộc, trong đó có những cuốn là Phật giáo sử thực thụ, cũng có những cuốn ít nhiều mang tính chất Phật giáo sử. Nếu kể trong thời kì phong kiến thì có các cuốn Thiền uyển tập anh ngữ lục, Tam tổ thực lục, Thiền uyển kế đăng lược lục, Thời kì cận đại có các cuốn Phật giáo

Việt Nam từ nguyên thuỷ đến thế kỉ XIII của Trần Văn Giáp, Việt Nam Phật giáo sử lược của Thích Mật Thể. Và gần đây có cuốn Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang, Các cuốn sách ấy đều có những giá trị nhất định, đều đáp ứng phần nào những yêu cầu hiểu biết của đương thời, đều để lại kiến thức và kinh nghiệm cho những người tiếp tục công việc biên soạn Phật giáo sử về sau.

Nhưng ra đời trong những hoàn cảnh nhất định, các cuốn sách trên đều có những hạn chế so với yêu cầu tìm hiểu của độc giả ngày nay. Cuốn Thiền uyển tập anh ngữ lục chỉ tập trung giới thiệu phổ hệ của hai dòng thiền Việt Nam là Tì Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông. Cuốn Tam tổ thực lục chỉ ghi về hành trạng và sự truyền thừa của ba vị tổ phái thiền Trúc Lâm là Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang. Cuốn Thiền uyển kế đăng lược lục ngoài việc nhắc lại nội dung mà cuốn Thiền uyển tập anh ngữ lục đã nói, chỉ bổ sung thêm sự phát triển của Phật giáo đầu triều Nguyễn. Cuốn Phật giáo Việt Nam từ nguyên thuỷ đến thế kỉ XIII, như tên gọi của nó, chỉ trình bày lịch sử Phật giáo dân tộc đến thế kỉ XIII. Cuốn Việt Nam Phật giáo sử lược, trong chương Mười viết về “Phật giáo hiện đại” chỉ có vẻn vẹn không đầy 3 trang nói về phong trào chấn hưng Phật giáo ở những năm 30 của thế kỉ XX. Cuốn Việt Nam Phật giáo sử luận thì phần viết về triều Nguyễn chỉ giới thiệu tóm tắt tiểu sử của 23 danh tăng. Trong số trên, chưa có một cuốn nào trình bày một cách có hệ thống sự phát triển của Phật giáo Việt Nam từ khi du nhập đến giữa thế kỉ XX. Ngoài ra, các cuốn sách ấy ra đời đã lâu, số lượng còn lại cho đến ngày nay không bao nhiêu. Hơn nữa, trong số ấy có cuốn viết bằng chữ Hán (Thiền uyển tập anh ngữ lụ), có cuốn viết bằng chữ Pháp (Phật giáo Việt Nam từ nguyên thuỷ đến thế kỉ XIII), không dễ gì cho độc giả ngày nay đọc hiểu khi có trong tay.

Mấy chục năm lại đây, các bộ môn sử học, khảo cổ học, triết học, dân tộc học, của nước ta đều có những tiến bộ lớn, không những về phương diện phát hiện tư liệu mới mà còn cả về các phương diện phương pháp luận, nội dung kiến giải, Tất cả những thành tích đó đều có lợi cho việc biên soạn một cuốn lịch sử Phật giáo Việt Nam với chất lượng cao hơn trước.

Kế thừa thành tựu của những người đi trước, vận dụng kết quả của các khoa học hiện đại, chúng tôi cố gắng viết cuốn Lịch sử Phật giáo Việt Nam với tư liệu phong phú hơn, trình bày có hệ thống hơn, có sức thuyết phục hơn và thời gian đề cập cũng dài hơn (từ thời kì du nhập đến giữa thế kỉ XX) so với bất cứ cuốn Phật giáo sử nào của Việt Nam trước đây.

Cuốn sách do Viện Triết học thuộc Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam [nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam] chủ trì và có sự phân công như sau:

  • CHỦ BIÊN: NGUYỄN TÀI THƯ, Giáo sư I Triết học.
  • PHẦN THỨ NHẤT: Phật giáo Việt Nam thời kì du nhập và Bắc thuộc (thế kỉ I – đầu thế kỉ X), do nhà nghiên cứu Phật học MINH CHI viết.
  • PHẦN THỨ HAI: Phật giáo từ thời Ngô đến thời Trần (thế kỉ X – thế kỉ XIV), do Giáo sư II Sử học HÀ VĂN TẤN viết.
  • PHẦN THỨ BA: Phật giáo từ thời Hậu Lê đến thời Tây Sơn (thế kỉ XV – thế kỉ XVIII), do Tiến sĩ Giáo dục học LÝ KIM HOA và nhà nghiên cứu, giảng dạy triết học HÀ THÚC MINH viết. Trong đó mục “Xu hướng kết hợp Nho và Phật: Ngô Thì Nhậm với Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh” do HÀ THÚC MINH viết, các mục khác do LÝ KIM HOA viết.
  • PHẦN THỨ TƯ: Phật giáo dưới triều Nguyễn (thế kỉ XIX), do Giáo sư I Triết học NGUYỄN TÀI THƯ viết.
  • PHẦN THỨ NĂM: Phật giáo thời kì Pháp thuộc (nửa cuối thế kỉ XIX – nửa đầu thế kỉ XX), do Giáo sư I Triết học NGUYỄN TÀI THƯ viết.

Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng)…..

vinhquang

Share
Published by
vinhquang

Bài mới đăng

Hoa Tàn Trong Sương _SKY

Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…

1 năm ago

Tiếng vọng

Tiếng vọngTóm tắt:Giải mã hiện thực tâm lý và sự thật cuộc sốngTiếng vọng là…

1 năm ago

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…

1 năm ago

Ghi Chép Pháp Y – Khi Tử Thi Biết Nói ( az)

Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…

1 năm ago

Lẽ Sống – Yes To Life In Spite Of Everything _FN

Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…

1 năm ago