TIKI | Mua ngay | 35.000đ |
---|---|---|
SHOPEE | Xem giá |
35.000đ
35.000đ
Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật là một trong Tịnh Độ tam kinh. Dù với căn tánh người thời nay, hiếm người có thể y theo kinh mà thành tựu được phép quán. Tuy vậy kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật xác quyết hai …
LƯỢC TRÌNH PHIÊN DỊCH BỘ KINH QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT
Ngài Trung Phong Thiên sư nói: Ta Bà khổ! Ta Bà khổ; những nỗi đau khổ ở cõi Ta Bà không thể kể xiết! Thật vậy. Như khổ về thân thì sanh, già, bệnh, chết, thể xác béo gầy, mưu cầu không đặng, oán thù gặp mặt, ân ái chia ly. Còn khổ về tâm, thì niệm niệm sanh diệt, các trân lao phiên não át dao động luôn luôn. Khổ vê cảnh, thì ba tai tám nạn, xô xát lẫn nhau, làm cho nhân loại không ngần sâu thảm. Bởi thế! Nó ràng buộc chúng sanh quanh quẩn mãi trong sáu đường không thể tránh khỏi được.
Nên Đức Phật Thích Ca đã bỏ quyền vị tôn vinh, từ thân, cắt ái, bài bác lối sống hẹp hòi, tôn trọng tình thương rộng lớn mà xuất gia đi tìm chân lý siêu thoát.
Khi Ngài đã chứng thành đạo Bồ Đê, trải bốn mươi chín năm thuyết pháp, hơn ba trăm hội. Đức Phật theo căn cơ của mọi tầng lớp, khi quyền khi thiệt tùy cơ phương tiện diễn nói ra vô lượng pháp môn đề cứu độ muôn loài đặng giải thoát Ta Bà khổ. Quý thay ! Giáo pháp của Đức Bổn Sư hiện được lưu truyền khắp trên hoàn vũ. Nhưng pháp môn phổ biến nhất, mà dễ tu chắc đặng, chỉ có Pháp môn Tịnh độ.
Hiện nay bảy chúng Phật tử, trong thì Tăng Ni, ngoài thì Thiện tín, không ai là chẳng thực hành tu theo pháp môn này. Thậm chí những người không biết Quy y Tam Bảo, gọi là theo đạo Ông Bà, mỗi khi cầm hương cáng lễ, trước khi niệm, câu: Nam mô A Di Đà Phật để mở đầu cho nghi lễ thành kính. Như thế, PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ đã ăn sâu trong tiềm thức của dân tộc Việt Nam.
Nhận thấy mọi người đều tu Pháp môn niệm Phật, để ý nghĩa và phương pháp hành trì được thêm sâu rộng cùng góp phần công đức thêm sâu dày, nên tôi y theo bộ Kinh QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT của ngài Tam Tạng Pháp sư Cương Lương Gia Xá đã dịch từ Phạn văn ra Hán văn. Nay tôi phiên dịch ra Việt ngữ (ngoài ra phần giải thích Quán Vô Lượng Thọ Phật Tiên Chú của ông Đinh Phước Bảo tôi đã phiên dịch xong, nếu có thiện duyên sẽ in ra trao truyền phổ độ). Hầu mong giúp quý Phật tử sơ cơ hiểu thêm pháp Quán tưởng Đức Phật Vô Lượng Thọ.
Tóm tắt tất cả những hệ thống quán tưởng của PHÁP MÔN TU TỊNH ĐỘ qua sự chỉ dạy của Đức Phật, và phát huy TÍN, HẠNH, NGUYỆN ba yếu tố rất thâm thiết được trình bày trong chín phẩm vãng sanh của bộ kinh này. Thời buổi pháp nhược ma cường, PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ quả đem lại sự thực tế, đã dễ tu mà chắc thành Phật cho tất cả Phật tử trong mười phương.
Đem cộng với công sự: Kiến tạo CẢNH TỊNH ĐỘ ĐẠO TRÀNG tại núi Trà Cú – Tổ Đình Linh Sơn Trường Thọ Tự – thuộc tình Bình Tuy do ngài Trụ trì Hòa thượng Thích Vĩnh Thọ, hưởng ban tổ chức sáng lập với mục đích phát huy bốn pháp niệm Phật (Quán tượng, Quán tưởng, Trì danh, Thật tướng), để lại cho mười phương Phật tử hiện tại cũng như tương lai, chiêm ngưỡng mà thanh tịnh thân tâm, phục hồi bản tánh cố hữu.
Vì sự lợi sanh quá gấp, nên tôi quên hẳn việc học ít, biết gần, văn từ thô thiển, mà phiên dịch ra bộ Kinh này vởi sự cầu nguyện cho mọi người đồng học, đồng tu và đền chút công đức mà hồi hướng cho bốn ơn ba cõi mong sao đồng được hầu gần Đức Phật Di Đà trên cảnh giới Tịnh độ trang nghiêm.
Phật Lịch 2518 – Rằm tháng 4 năm Giáp Dần
Sa môn THÍCH HƯNG TỪ
Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng)…..
Đánh giá sách Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật (Âm – Nghĩa), dowload sách Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật (Âm – Nghĩa), Đọc sách Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật (Âm – Nghĩa) online, Download Ebook Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật (Âm – Nghĩa) free, Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật (Âm – Nghĩa) pdf doc prc, Xem sách Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật (Âm – Nghĩa) online,Tải sách Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật (Âm – Nghĩa), review sách Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật (Âm – Nghĩa)