1. Kinh Lương Hoàng Sám (Bìa da)
Nhà Xuất Bản : Tôn Giáo
Tác Giả : Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
Dịch giả: HT. Thích Viên Giác
Kích Thước: 24 x 16cm
Số trang: 555
Loại bìa: Bìa da
————————
Theo lời tựa trong chánh văn thì bộ Lương Hoàng Sám này do Hòa thượng Chí Công biên tập từ đời Vua Lương Võ Đế bên Tầu. Nguyên Vua Lương Võ Đế, có một bà Hoàng hậu yêu quý nhất tên là Hy Thị. Vì được vua yêu quý nên lòng đố kỵ của bà ngày càng lên cao; Hy Thị ganh tị các cung phi, độc ác với mọi người và hủy báng Tam Bảo. Trong Triều ngoài Quận ai cũng biết Bà Hy Thị là một “quái phi”.
Sau bà nhuốm bệnh nặng, các lương y đều thúc thủ, bà phải từ trần. Một hôm vào lúc đêm khuya, đang ngồi trong cung tịch mịch. Vua Lương Võ Đế nghe tiếng người kêu van thảm thiết. Dưới ánh đèn mờ, Vua Lương Võ Đế lạnh cả người, muốn chạy trốn, nhưng không được. Vua bèn lên tiếng hỏi: “Ngươi là ai mà đêm khuya thanh vắng nghiêm mật thế này lại vào đây đượcNULL” – Hoàng đế ơi! Thiếp đây chính là Hy Thị. Vì quá độc ác nên chết rồi thiếp phải đọa làm rắn mãn xà. Ngày đêm đau khổ, thân thể tanh hôi, vi vẩy đều bị sâu trùng rúc rỉa nhức nhối không thể chịu được.
Nhớ lại tình cầm sắc xưa kia nên thiếp đến đây mong nhờ Hoàng đế tìm phương cứu thiếp. Nói rồi biến mất. Nghe xong, Vua Lương Võ Đế như thoát cơn ác mộng và lòng đau như dao cắt! Ngày mai khi lâm Triều, Vua kể lại chuyện ấy cho bá quan nghe để tìm phương cứu vớt Hy Thị. Trong số các quan có người đề nghị: Xin cung thỉnh Hòa thượng Chí Công lo việc này. Vua lương Võ Đế chấp thuận.Hòa thượng Chí Công là một cao tăng đắc đạo đương thời. Thể theo lời thỉnh cầu của nhà Vua, ngài liền triệu tập cácdanh tăng soạn ra Sám Pháp này và lập Đàn tràng làm lễ sám hối cho Hoàng hậu Hy Thị.
Nhà Vua chí tâm, thân hành lễ bái. Vài hôm đầu, người ta nghe có mùi hương lạ thơm nức, ngào ngạt khắp cả đạo tràng. Lễ tụng đến quyển thứ năm, ngay tại chỗ, trên không trung, Vua Lương Võ Đế nghe có tiếng của Hy Thị. Bà hiện thânthiên nữ đẹp đẽ, nói tiếng ngưởi, tỏ lòng cám ơn Hòa thượng Hoàng đế. Hy Thị cho biết bà đã thoát nạn và đã sanh lên Đao Lợi Thiên Cung, nhờ công đức sám hối. Từ đó Sám Pháp này được truyền tụng khắp nơi, rất thạnh hành. Bản chánh bằng Hán văn trọn bộ 10 quyển. Danh hiệu Phật và lời sám đều rút trong Tam Tạng Thánh giáo Đại thừa.
Năm 1948 – 1950, Bồ tát giới Tuệ Nhuận và một số đạo hữu khá đông ở Bắc việt đã dịch âm ra Việt văn, thành 2 tập. Năm 1952, lúc còn tu học ở Phật học viện Báo quốc Huế, tôi bắt đầu dịch nghĩa bộ này ra tiếng Việt, đến nay mới đủ cơ duyên xuất bản.
2. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Bìa Da)
Nhà xuất bản: Tôn Giáo
Tác giả: Thích Trí Tịnh
Hán Dịch: Pháp sư Tam Tạng
Số Trang: 616
Loại bìa: bìa da
———————-
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa cũng được gọi ngắn là kinh Pháp hoa, là một trong những bộ kinh Đại thừa quan trọng nhất, được lưu hành rộng rãi ở Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Tạng và Việt Nam. Thiên Thai Tông lấy kinh này làm giáo pháp căn bản. Kinh này chứa đựng những quan điểm chủ yếu của Đại thừa Phật giáo, đó là giáo pháp về sự chuyển hoá của Phật tính và khả năng giải thoát. Kinh này được Phật giảng vào lúc cuối đời, được kết tập trong khoảng năm 200.
Kinh này được Phật giảng trên đỉnh Linh Thứu cho vô số người nghe gồm có nhiều loài khác nhau. Trong kinh này, Phật chỉ rõ, tuy có nhiều cách để giác ngộ, nhưng chúng chỉ là phương tiện nhất thời và thực tế chúng chỉ là một. Các phương tiện khác nhau như Thanh Văn thừa, Độc Giác thừa hay Bồ Tát thừa thật ra chỉ khác nhau vì phải cần phù hợp căn cơ của hành giả. Phật chỉ tuỳ cơ duyên, sử dụng các Phương tiện (sa. upāya) mà nói Tam thừa nhưng thật chất chỉ có Phật thừa (sa. buddhayāna) – nó dẫn đến Giác ngộ, bao trùm cả Đại thừa lẫn Tiểu thừa. Quan điểm này được làm sáng tỏ bằng ẩn dụ, trong đó một người cha muốn cứu những đứa con ra khỏi một cái nhà đang cháy. Vì những đứa trẻ không chịu nghe lời chạy ra khỏi nhà, người cha đành phải hứa với mỗi đứa cho một món quà tuỳ ý thích của chúng, đứa thì được con nai, con dê, xe trâu… để chúng chịu ra ngoài.
Trong kinh có ghi lý do Đức Phật xuất hiện nơi đời chỉ vì một đại sự nhân duyên lớn đó là Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến.
3. Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện (Bìa da).
Nhà xuất bản: Tôn Giáo
Tác giả: HT.Thích Trí Tịnh
Kích thước: 20 x 14 cm
Số trang: 242 trang
Hình thức: Bìa cứng, bọc simili
————————
Kinh này được cho là ghi lại những lời nói của đức Phật Thích Ca trong khoảng thời gian cuối cuộc đời của mình. Đức Phật nói về những sinh vật trên “Thiên đàng” Trayastrimsa (một thế giới của các vị thần trong vũ trụ học Hindu và Phật giáo) như là một dấu hiệu của sự ghi nhớ và lòng biết ơn dành cho người mẹ yêu quý của mình là Maya.
Ý nghĩa trọng tâm của Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện là “lòng hiếu thảo” với cha mẹ, nó như một ánh sáng rực rỡ chiếu sáng toàn thể vũ trụ. Cả vũ trụ đều vui mừng vì lòng hiếu thảo và vì thế người ta nói: “Trời và đất cho rằng, lòng hiếu thảo là thiết yếu, hiếu thảo là quan trọng nhất, với một người con hiếu thảo, cả gia đình đều an lạc”.
Kinh địa tạng + Kinh lương hoàng sám + Kinh Diệu pháp liên hoa (3 quyển, bìa da)
Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng)…..
Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…
65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…
Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…
Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…
Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…