Kinh A Di Đà (Tái bản 2019)

Quyển Kinh A Di Đà do tác giả Thích Nhật Từ tổng hợp và soạn dịch chia Nghi thức tụng Kinh A Di Đà theo 3 phần chính.

Phần nghi thức dẫn nhập gồm các bài tụng: Nguyện hương, Đảnh lễ tam bảo, Tán hương, Phát nguyện trì kinh, Tán dương giáo pháp.

Phần chánh Kinh gồm: Kinh A Di Đà.

Phần sám nguyện và hồi hướng gồm: Kinh Tinh hoa trí tuệ, Niệm Phật, Mười hai lời nguyện, Sám Di  Đà, Sám niệm Phật, Sám nhất tâm, Sám phát nguyện, Sám tống táng, Hồi hướng công đức, Phục nguyện, Đảnh lễ ba ngôi báu.

Kinh A Di Đà giới thiệu thế giới Cực Lạc của đức Phật A Di Đà. Thế giới cực lạc không có khổ đau, thế giới thanh tịnh và an lạc. Sinh hoạt căn bản của chúng sanh trong thế giới này là thiền định. Các loài chim và âm thanh gió, cây cũng đều là các phương tiện truyền thông pháp âm của đức Phật để hóa độ chúng sanh trở về con đường chánh pháp.

Khái niệm “thế giới cực lạc” được Kinh A Di Đà mô tả bao gồm 2 phương diện nội tâm an lạc và thịnh vượng về phương tiện vật chất.

Về nội tâm, đó là nơi mà tâm của ta không còn khổ đau, buồn phiền và sợ hãi. Khái niệm về “khổ” và “con đường của khổ” hoàn toàn vắng mặt. Khi tâm ta sống trong an lạc và thảnh thơi, thì thế giới Cực Lạc có mặt. Nói đến Cực Lạc chính là nói đến trạng thái tâm thanh tịnh và vô nhiễm này.

Về vật chất, thế giới Cực Lạc được biết đến như là mô hình kiểu mẫu về kiến trúc hạ tầng cơ sở và môi trường thiên nhiên. Cư dân sống trong môi trường an lành và thanh tịnh.

Giá trị của thế giới Cực Lạc không nằm ở phương diện vật lý, mà nằm ở chiều kích tâm linh của con người thánh thiện. Nói cách khác, thế giới Cực Lạc là thế giới của những người thánh thiện.

Xây dựng Tịnh Độ, quan trọng hơn hết là xây dựng tâm chánh niệm và tỉnh thức. Có chánh niệm là có Tịnh Độ. Có tỉnh thức là có Tịnh Độ. Có tuệ giác là có Tịnh Độ. Có từ, bi, hỷ, xả là có Tịnh Độ. Nói chung, Tịnh Độ và Cực Lạc có mặt trong các đức tính thiện lành và đạo đức của mỗi con người.

Kinh A Di Đà khẳng định rằng: để sanh cảnh giới an lành ở thế giới Cực Lạc Tây phương, người nghiệp chướng nặng dày và lòng tin non kém sẽ khó có thể vãng sanh được. Để được tái sanh về thế giới này, đức Phật chỉ dạy hành giả phải tu tập thiền, niệm Phật “nhất tâm bất loạn.” Với phương pháp trì danh niệm Phật, an trú vào trong định, tâm xa lìa mọi điên đảo vọng tưởng, hành giả sẽ được tái sanh về thế giới Cực Lạc, khi nhắm mắt lìa đời. Điểm cần chú ý trong bản kinh này là pháp môn niệm Phật “nhất tâm bất loạn” là một pháp thiền định. Khi tâm an trú vào trong định, sự niệm Phật đã trở thành niệm tâm và niệm thiền.

Niệm Phật không phải để được đức Phật rước về Tịnh độ sau khi qua đời. Niệm Phật quan trọng nhất là để thanh tịnh hoá tâm thức, sống an lạc và thảnh thơi, thiết lập Tịnh Độ ở hiện tại. Nói khác đi, Tịnh Độ ở phương Tây là tiêu chí cụ thể giúp cho hành giả thiết lập Tịnh Độ trong tâm và hành động ở mọi nơi.

* Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, ..

<

vinhquang

Share
Published by
vinhquang

Bài mới đăng

Hoa Tàn Trong Sương _SKY

Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…

1 năm ago

Tiếng vọng

Tiếng vọngTóm tắt:Giải mã hiện thực tâm lý và sự thật cuộc sốngTiếng vọng là…

1 năm ago

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…

1 năm ago

Ghi Chép Pháp Y – Khi Tử Thi Biết Nói ( az)

Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…

1 năm ago

Lẽ Sống – Yes To Life In Spite Of Everything _FN

Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…

1 năm ago